Phổ biến Pháp luật cần có văn bản riêng điều chỉnh

 Bên cạnh đó, đội ngũ báo cáo viên do chỉ hoạt động bán chuyên nghiệp, lại chưa có cơ chế rõ ràng trong quản lý, sử dụng nên thực tế chỉ “hùng hậu trên danh sách”, mà hiệu quả hoạt động chưa cao. Và “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” còn là vấn đề cấp, sử dụng kinh phí cho hoạt động PBGDPL chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở cơ sở.

Vai trò của phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong đời sống xã hội đã được đánh giá cao và có thể nói là “không thể thiếu” để nâng cao trình độ hiểu biết xây dựng ý thức chấp hành PL cho người dân và để các văn bản PL “đi vào cuộc sống”. Cũng chính vì thế mà, việc xây dựng một đạo luật riêng cho hoạt động này lại gặp không ít khó khăn...

PBPL nhưng không có văn bản PL riêng điều chỉnh!

Đó là thực trạng “không vui” của hoạt động PBGDPL. Vốn được đánh giá là “giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt trong điều kiện xây dựng NNPQ Việt Nam XHCN” nhưng do hệ thống văn bản qui phạm PL về PBGDPL còn bất cập nên công tác này “dù làm tốt cũng không mấy khi được khen”.

Do tản mạn ở các văn bản khác nhau nên rất khó xác định và phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, cơ chế phối hợp trong công tác PBGDPL, việc huy động nguồn lực cho hoạt động này chưa đồng bộ, rộng khắp khiến PBGDPL “như miếng thịt thừa không ai muốn gắp”.

Như băn khoăn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: “PBGDPL đã làm từ lâu nhưng chưa có đặc thù và không phải làm các cuộc PBGDPL rầm rộ là xong. Ngành Tư pháp đã có nhiều công sức nhưng tình trạng chấp hành PL vẫn đang có vấn đề”.  Ngoài ra, cũng vì thiếu một văn bản pháp lý có giá trị cao thống nhất điều chỉnh nên trong công tác PBGDPL không chỉ có hiện tượng chồng chéo trách nhiệm mà còn tồn tại những “khoảng trống” trong PBGDPL mà chưa có biện pháp khắc phục.

Đánh giá thực tiễn công tác này cho thấy, thời gian qua, nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, bộ, ngành, địa phương và xã hội về PBGDPL chưa thực sự đầy đủ. Từ đó kéo theo những cách ứng xử chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác này.

Nên dù PBGDPL là một nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó nhà nước là nòng cốt, nhưng nhiều khi PBGDPL chỉ được thực hiện theo kiểu “làm cho có, cho xong” với những buổi PBGDPL rầm rộ, hàng trăm người tham gia, nhưng kết quả đạt được lại “nằm ngoài sự quan tâm”. 

Mặc dù, ở một số địa phương, Bộ, ngành đã có những cách PBGDPL phong phú, đa dạng nhưng vẫn còn không ít nơi, PBGDPL vẫn mang tính phong trào, chưa đi sâu vào nội dung PL mà người dân cần, trong khi PL được ban hành ngày càng nhiều để điều chỉnh nhiều loại quan hệ của đời sống xã hội phục vụ tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước.

Bên cạnh đó, đội ngũ báo cáo viên do chỉ hoạt động bán chuyên nghiệp, lại chưa có cơ chế rõ ràng trong quản lý, sử dụng nên thực tế chỉ “hùng hậu trên danh sách”, mà hiệu quả hoạt động chưa cao. Và “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” còn là vấn đề cấp, sử dụng kinh phí cho hoạt động PBGDPL chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở cơ sở.

Không để “có luật mà như chưa có”

Theo ông Nguyễn Duy Lãm (Vụ trưởng Vụ PBGDPL – Bộ Tư pháp), hiện nay vẫn có quan niệm cho rằng, công tác PBGDPL là hoạt động nghiệp vụ đơn thuần nên không cần thiết phải xây dựng một văn bản PL về vấn đề này.

Nhưng nếu bất kỳ ai tham gia dù bất kỳ mảng nào của hoạt động PBGDPL trong thực tiễn mới hiểu được hết những “thiếu hụt” của việc hoạt động “tự do, không có văn bản PL điều chỉnh thống nhất”. PBGDPL thực ra là khâu đầu tiên rất quan trọng trong hoạt động thực thi PL, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng và thực thi PL, liên quan đến tất cả các chủ thể trong xã hội.

Đặc biệt, các chuyên gia rất quan tâm đến việc phân định thẩm quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của các chủ thể trong hệ thống chính trị đối với hoạt động PBGDPL để sau khi có Luật, không còn tình trạng “ai cũng làm nhưng không đạt kết quả thì tất cả vô can”. Bộ trưởng Cường cho rằng, hệ thống nòng cốt giúp nhà nước trong PBGDPL là hệ thống tư pháp nhưng “phải có “phân vai” rõ ràng, không thể trách nhiệm cũng đổ cho Bộ Tư pháp”.

Cùng trăn trở với vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tuân (Tạp chí Dân chủ PL – Bộ Tư pháp) cho rằng, trách nhiệm của các Bộ, ngành trong PBGDPL đến đâu cần qui định rõ.

“Nếu cán bộ làm không đúng, không trúng thì cũng không bao giờ có hiệu quả” – Bộ trưởng nhấn mạnh. Còn theo ông Tuân, cần xác định rõ trách nhiệm của người thực thi PL vì vẫn có hiện tượng chỉ thực hiện “lệ” dù có qui định PL làm giảm hiệu lực của qui định PL và hiệu quả quản lý Nhà nước. Đó cũng là hậu quả của việc nhiều cán bộ hiểu biết PL ít, trách nhiệm PBGDPL chưa cao.

Ông Phan Quốc Minh (Bộ TT&TT) đề nghị “chỉ rõ trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị pháp chế” Bộ, ngành trong việc tham mưu cho lãnh đạo cơ quan thực hiện PBGDPL hiệu quả. Đặc biệt, Luật tập trung giải quyết những vấn đề chưa đạt được của PBGDPL nhằm đạt mục đích tăng cường hiểu biết PL, không để “có luật mà như chưa có” –  ông Tuân đề nghị.

Xét về tính hiệu quả trong đầu tư cho công tác PBGDPL, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thấy rằng “Cần quan tâm đến thực trạng, nhiều địa phương đầu tư cho PBGDPL nhưng việc chấp hành PL trong nhân dân không khác các địa phương ít đầu tư”. Còn theo bà Hồ Xuân Hương (Sở Tư pháp Hà Nội), kinh phí đầu tư cho PBGDPL ở Hà Nội năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhưng cần quan tâm đến hoạt động của câu lạc bộ PBGDPL vì hiện nay do kinh phí không đảm bảo nên hoạt động không hiệu quả.

Những vấn đề “khúc mắc” trong xây dựng dự thảo Luật PBGDPL vẫn là “bài toán khó” nếu chưa “xác định được mục tiêu ban hành Luật để “tạo “cú huých” chuyển biến bằng những chính sách đầu tư ngân sách, cán bộ”  như chỉ đạo của Trưởng ban soạn thảo – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tại buổi họp ban soạn thảo cuối tuần qua.

Huy Anh

Đọc thêm

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.