Phổ biến, giáo dục pháp luật dưới hình thức 'Phiên tòa giả định'

(PLVN) - Ngày 9/11, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ (TP Cần Thơ) tổ chức “Phiên tòa giả định”. Được biết, hoạt động nêu trên được tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của viên chức, người lao động, sinh viên tại Trường Đại học Cần Thơ; đồng thời hoạt động cũng nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11/2024).

Theo Ban tổ chức, phiên tòa giả định không chỉ là một hoạt động học thuật mà còn là một sân chơi bổ ích, giúp các em sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời, đây cũng là dịp để tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho các em sinh viên, học sinh. Từ đó, giúp các em sinh viên, học sinh nâng cao nhận thức và hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng, bảo vệ và chấp hành các quy định pháp luật.

Quang cảnh phiên tòa giả định.

Quang cảnh phiên tòa giả định.

Tại phiên tòa giả định hôm nay, các em sinh viên Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ đã tái hiện lại một vụ án cố ý gây thương tích, giữa các em sinh viên tại một Trường Đại học, nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án giả định là từ mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Theo đó, nội dung phiên tòa giả định xoay quanh những vấn đề thực tiễn như: Trình tự, thủ tục, diễn biến của một phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự; các quy định pháp luật về tội danh “Cố ý gây thương tích”; quyền và nghĩa vụ của những cá nhân tham gia phiên toà; kỹ năng tranh luận, tư duy phản biện…

Sau khi kết thúc phiên tòa giả định, các đại biểu tham dự đã đánh giá, nhận xét và đặt nhiều câu hỏi để giao lưu với các em sinh viên nhằm bổ sung, bổ trợ cho tất cả các nội dung phiên tòa giả định đã nêu ra mà các em sinh viên chưa kịp cập nhật.

Chia sẻ với phóng viên, đa phần các em sinh viên cho rằng, bên cạnh những kiến thức pháp luật, kỹ năng thực tế thì thông qua phiên tòa giả định hôm nay, các em sinh viên được tiếp thu nhiều thông điệp liên quan đến văn hoá ứng xử học đường cũng như hậu quả, hệ lụy của hành vi bạo lực học đường.

Phiên tòa giả định không chỉ là một hoạt động học thuật mà, sân chơi bổ ích cho các em bạn sinh viên, mà đây còn là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả.

Phiên tòa giả định không chỉ là một hoạt động học thuật mà, sân chơi bổ ích cho các em bạn sinh viên, mà đây còn là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả.

PGS.TS Phan Trung Hiền, Trưởng Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ cho biết: "Ngày Pháp luật Việt Nam không chỉ là dịp để chúng ta nhìn lại những thành tựu trong việc xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật mà còn là lời nhắc nhở mỗi chúng ta về trách nhiệm học hỏi, thực hiện và bảo vệ luật pháp. Tinh thần này càng quan trọng hơn đối với các sinh viên luật, những người sẽ sớm trở thành những luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, và những nhà làm luật trong tương lai.".

Theo PGS.TS Phan Trung Hiền, phiên tòa giả định hôm nay là một hoạt động ý nghĩa, vì không chỉ là buổi tuyên truyền, phổ giáo dục pháp luật mà còn là dịp giúp các em sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế, cũng như để các em hiểu rõ hơn về các quy trình tố tụng, các nguyên tắc pháp lý và những giá trị cốt lõi mà ngành luật hướng tới.

Đánh giá về tình huống của phiên tòa giả định, PGS.TS Phan Trung Hiền cho rằng, đây là một vấn đề rất thực tế và gần gũi với cuộc sống của chúng ta, đặc biệt trong thời đại công nghệ số hiện nay. Thông qua phiên tòa này, sẽ giúp các em sinh viên rút ra những bài học quý giá về cách ứng xử văn minh trên mạng xã hội, văn hoá ứng xử học, đặc biệt là nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật.

Tại phiên tòa giả định, các em sinh viên Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ đã tái hiện lại một vụ án cố ý gây thương tích, giữa các em sinh viên tại một Trường Đại học. Nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án giả định là từ mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Tại phiên tòa giả định, các em sinh viên Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ đã tái hiện lại một vụ án cố ý gây thương tích, giữa các em sinh viên tại một Trường Đại học. Nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án giả định là từ mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Trước đó, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ đã ký kết với Trung tâm Công tác xã hội Cần Thơ (thuộc Sở lao động thương binh và xã hội TP Cần Thơ) về xây dựng Dự án Phiên tòa giả định, nhằm tuyên truyền kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức về pháp luật đến các em học sinh tại các trường THPT trên địa bàn TP Cần Thơ.

Theo đó, đến đầu tháng 8/2024, Trường Đại học Cần Thơ đã triển khai tổ chức Phiên tòa giả định tại các trường THPT Trần Ngọc Hoằng, THPT Trần Đại Nghĩa, THPT Hà Huy Giáp với nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Tiếp đó, trường Đại học Cần Thơ sẽ tổ chức phiên tòa giả định về phòng chống bạo lực học đường tại hai cơ sở của nhà trường.

Đọc thêm

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững
(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...