Phát tán Clip "nóng": Công hay tội?

Quay clip, phát tán lên mạng internet đang trở thành một phong trào thịnh hành trong một bộ phận người dân. Tuy nhiên, những tranh cãi về tội hay không tội, xử thế nào cho hợp tình hợp lý quanh câu chuyện phát tán clip tiêu cực vẫn còn đó, phải chăng đây cũng là một vấn đề chưa được làm sáng tỏ?

[links()] Quay clip, phát tán lên mạng internet đang trở thành một phong trào thịnh hành trong một bộ phận người dân. Tuy nhiên, quanh hành vi phát tán clip vẫn còn nhiều tranh cãi về tội hay không tội...

Trào lưu clip phản cảm!

Mới đây, hàng loạt hành vi phát tán clip sex, clip có nội dung đồi truỵ, phản cảm diễn ra khá phổ biến, không ít trường hợp có cả những nhân vật trong các clip tự quay và phát tán. Với từ khoá "clip phản cảm", có thể dễ dàng tìm thấy hàng loạt các đoạn phim được tung lên mạng trong vòng vài năm trở lại đây: Clip nữ sinh đánh nhau, đánh ghen, quay trộm nữ sinh thay đồ, thản nhiên vi phạm luật giao thông, ăn chơi thác loạn, clip sex của học sinh, sinh viên...

Đang nóng nhất hiện nay và được phát tán rộng trên mạng là đoạn clip sex của đôi học sinh lớp 10 ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Clip dài hơn 8 phút, được quay tại một phòng trọ cảnh hai học sinh tuổi "ô mai", với những đoạn từ gạ gẫm cho đến "hành động".

Một "web đen" đã phát tán "cảnh nóng" này với chú thích, đây là clip của học sinh trường THPT Bình Giang và được gửi đến bằng nick yahoo: pham..._0k@yahoo.com. Sau khi gia đình học sinh nữ trong clip làm đơn tố cáo đến cơ quan công an, cơ quan này xác định bạn trai của cô bé sao qua điện thoại cho một bạn học, và chính cậu bạn này đã tung lên mạng nhằm gây sốc. Hiện cô bé, cậu bé này đã bỏ trốn.

Còn nữa, clip trò chơi "bú sữa bình" của một nhóm thanh niên mặc áo xanh tình nguyện, với những trò chơi hết sức "hồn nhiên" đã tạo ra hai luồng dư luận: Một cho rằng đó là trò chơi vui, sáng tạo, khơi dậy tinh thần tập thể; phía ngược lại thì bảo phảm cảm, làm xấu màu áo xanh tình nguyện...

Liên quan đến vấn đề này, cả cơ quan công an lẫn cộng đồng mạng đã không ít lần "truy tìm" thủ phạm tung lên mạng những clip sex bị quay lén hoặc có chủ ý có dàn dựng để tung ra clip thể hiện hành vi vi phạm giao thông như: Lái xe bằng chân, xe máy chở ba tạt nước vào người đi xe đạp, hay nữ sinh đánh ghen cắt xé quần áo nhau...

Có sẵn trong tay một thiết bị camera tiện lợi (điện thoại di động), nhiều người có thói quen ghi hình những "khoảnh khắc đang nhớ" của mình hoặc tình cờ bắt gặp. Và rồi chính tay họ, hoặc truyền tay cho người khác, lan truyền trên mạng, để đến khi bị "sờ gáy" bởi những hành vi sai phạm đã được luật định, hối hận thì đã muộn...

Công hay tội?

Với các trường hợp nêu trên, tội danh hầu hết đã được xác định và kẻ gây ra hành vi cũng bị trả giá đích đáng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, việc phát tán clip nên xử phạt hay không, mức độ thế nào, thậm chí có nên coi là công phát hiện tiêu cực, phát hiện hành vi sai trái hay là tội vì gây tác động xấu đến dư luận xã hội... vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược. Một ví dụ gần đây nhất là trường hợp phát tán clip "phao tài liệu tốt nghiệp" ở Bắc Giang.

Trong khi phần đông dư luận xã hội cho đó là việc làm cần thiết, cần có để vạch ra những sai trái trong thi cử, nhằm lên án, giúp xã hội tốt đẹp hơn thì một bộ phận khác lại tỏ ý không đồng tình, có cả những nhà quản lý, cho rằng hành vi trên là không đúng, đã phát tán clip tiêu cực gây dư luận xấu trong xã hội.

Một trường hợp khác nữa là vào năm 2011, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP. Hà Nội thẩm vấn Hoàng Văn Kh. (22 tuổi, ở Hòa Thạch, Quốc Oai, Hà Nội) về hành vi phát tán clip việc cô gái bị một nhóm bốn nữ sinh đánh ghen tàn nhẫn, lột trần giữa đường. Khi một người bạn học chung cấp 3 (là một trong những nhân vật đánh người trong clip) đem điện thoại đến tiệm nhờ chép clip trên ra máy tính, Kh. đã nhờ một người bạn khác tung lên mạng.

Đứng trước nguy cơ bị liên quan đến pháp luật, Kh. đã giải thích, anh ta làm việc này là vì bức xúc trước hành vi dã man của các nữ sinh trên, nhưng vì là bạn bè nên không phản ứng gì được ngoài việc tung lên mạng để kêu gọi sự đồng cảm của cộng đồng, chứ không hề có ý muốn bêu xấu người bị đánh trong clip. Khi cơ quan chức năng đang xem xét về tội danh của Kh, thì không ít ý kiến lại cho rằng: Không nên xử phạt Kh, khi xét về động cơ của hành vi. Bởi nếu Kh. im lặng sẽ không ai biết mà lên án và cơ quan chức năng cũng không thể xử lý các hành vi hành hung, làm nhục người khác như trên.

Ngoài ra, vài trường hợp tương tự cũng từng được dư luận đem ra bàn cãi nên hay không nên, phạt hay không phạt, đó là những trường hợp phát tán clip về tai nạn giao thông, bạo hành trẻ em, đối xử tàn tệ với cha mẹ... Ngoài khía cạnh luật pháp là chủ nhân clip có hay không có việc "thấy người gặp nạn mà không cứu", còn nhiều vấn đề về đạo đức được đặt ra... Có thể nói, những tranh cãi về tội hay không tội, xử thế nào cho hợp tình hợp lý quanh câu chuyện phát tán clip tiêu cực vẫn còn đó, phải chăng, đây cũng là một vấn đề chưa được làm sáng tỏ?

Ngọc Mai

Đọc thêm

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.

Giá trị của hòa bình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Gần 50 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 và 70 năm từ ngày Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, sống giữa hòa bình, độc lập nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát nhưng đồng thời cũng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước hùng cường, để xứng đáng với bao lớp người đã không tiếc máu xương làm nên Tổ quốc.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong - Nha Trang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Đánh giá kỹ đề xuất thu hẹp phạm vi dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, các ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tác động việc bỏ áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% đối với các dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất và việc thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Giải pháp nào để thu hút, 'giữ chân' nhân tài cho Thủ đô?

Nhiều đại biểu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, trọng dụng nhân tài. (Ảnh minh họa: Q.Vinh)
(PLVN) - Rất nhiều ý kiến đồng thuận cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có việc bổ sung nội dung riêng Điều 16 trong dự thảo Luật về “Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, mà Luật Thủ đô năm 2012 chưa có. Đồng thời, các ý kiến đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thu hút, “giữ chân” nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô.

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).
(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc trong ký ức một Anh hùng xe tăng

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng cùng những người lính xe tăng Lữ đoàn 206 QK4. (Ảnh: BLL Lữ đoàn 273).
(PLVN) - Tôi hỏi ông, ngày cuối cùng của chiến tranh với ông thế nào? Ông nói: “Sau khi chiếm được sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu địch, chúng tôi ôm chầm lấy nhau hò reo phấn khởi, nước mắt chảy quanh vì vui sướng. Sau đó, tôi ngồi một mình trên xe tăng nghĩ về đồng đội đã hy sinh, về bố mẹ, anh chị em. Và việc tôi nghĩ nhiều nhất là sau này mình sẽ làm gì”...

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.