Phát huy vai trò quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật

(PLVN) -Ngày 23/12, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2021, định hướng nhiệm kỳ 2021-2025. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính trung ương; các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng: Viện trưởng Viện KSNDTC Lê Minh Trí, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung; Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái; Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc Đỗ Văn Chiến;  Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà; Trung tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương; Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ở các điểm cầu địa phương, đại diện các sở, ban, ngành ở địa phương và đại diện lãnh đạo các cơ quan thi hành án dân sự (THADS). 

Về phía Bộ Tư pháp, có Bộ trưởng Lê Thành Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng; các Thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Phan Chí Hiếu, Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Tịnh, Mai Lương Khôi.

 

Theo báo cáo tại Hội nghị, công tác tư pháp nhiệm kỳ 2016 – 2020 có sự trưởng thành, gắn bó hơn với nhiệm vụ chung của đất nước, phối kết hợp tốt hơn, chủ động hơn với các cấp, các ngành. Qua đó đóng góp thiết thực vào thành tựu chung của đất nước và từng địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường vị thế đối ngoại của đất nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, người dân. 

Trong đó, chất lượng công tác thẩm định VBQPPL, chất lượng hồ sơ các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo VBQPPL nhìn chung được cải thiện tốt hơn; công tác rà soát VBQPPL được các Bộ, ngành triển khai quyết liệt, nhất là rà soát văn bản thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, ngành theo yêu cầu, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đã giải quyết được số lượng lớn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch, công chứng, chứng thực, TGPL, đăng ký giao dịch bảo đảm, cấp phiếu LLTP, gắn với việc hiện đại hoá, đơn giản hoá thủ tục hành chính. 

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đào tạo học sinh, sinh viên, học viên tại các cơ sở đào tạo của Bộ tiếp tục thu được nhiều kết quả ấn tượng; tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp quốc gia về “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam”. Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về phát luật đạt nhiều kết quả tốt. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, hội nghị trực tuyến, các phần mềm chuyên ngành, trong Ngành được đẩy mạnh; chỉ số xếp hạng về cải cách hành chính của Bộ tiếp tục được duy trì ở mức cao. Các lĩnh vực công việc khác cũng được triển khai toàn diện, đồng bộ và hiệu quả, bám sát chương trình, kế hoạch đã đề ra.

Trong năm 2021, công tác Tư pháp Tập trung quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XIII, các Kết luận mới đây của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp. Tham gia nghiên cứu, xây dựng, trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII xem xét, ban hành và tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045...; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát VBQPPL để kịp thời phát hiện, xử lý quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn ; Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018-2022 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nghiên cứu khả năng xây dựng Luật tổ chức thi hành pháp luật; Triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế sau khi được ban hành; Nghiên cứu đề xuất xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) trên cơ sở kết quả tổng kết thi hành Luật Công chứng năm 2014; triển khai hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp…

 

Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của các cơ quan tư pháp theo các nghị định mới của Chính phủ; Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. Tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, Ngành, trong đó chú trọng triển khai hiệu quả Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Tư pháp Phiên bản 2.0, Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng, nâng cấp, triển khai và duy trì các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng;... Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19; tiếp tục chủ động tham mưu, phối hợp tham mưu cho các cấp, các ngành về khía cạnh pháp lý trong các quyết sách, chỉ đạo phòng, chống dịch, thực hiện “mục tiêu kép”.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nêu một số kết quả nổi bật về công tác pháp chế của Bộ Nội vụ trong công tác PBGDPL, kiểm tra rà soát VBQPPL, tổ chức thi hành pháp luật, qua đó nhấn mạnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa hai Bộ đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, khơi thông “điểm nghẽn”, tạo động lực phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Chính phủ giao, qua đó đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước. 

Đồng tình với Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Lai Châu cho biết, năm 2020 tỉnh Lai Châu đã hoàn thành các chỉ tiêu theo Kế hoạch. Đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị về một số vấn đề khó khăn đối với các cơ quan tư pháp địa phương, trong đó đáng chú ý là việc Nghị định số 120/2020/NĐ-CP về thành lập, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng chí đề nghị Bộ Nội vụ sớm ban hành danh mục này để Tỉnh có căn cứ để sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập...

Đồng chí Lê Thanh Liêm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khẳng định pháp luật ngày càng hoàn thiện, giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia giao dịch, thúc đẩy giao dịch phát triển lành mạnh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, ông cho rằng, lĩnh vực chuyên môn của ngành còn rộng, hiệu quả phối hợp trong xây dựng pháp luật chưa đạt hiệu quả, công tác pháp chế còn mỏng… 

Do đó, đồng chí kiến nghị cần xây dựng hoàn thiện pháp luật, sửa đổi, khắc phục những bất cập; trình cấp có thẩm quyền luật điều chỉnh lĩnh vực; tăng cường nguồn lực… đồng thời bày tỏ mong muốn nhận được những chỉ đạo quan tâm, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng cũng như phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan. 

Đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng cho biết, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng nhiều mô hình, cách làm mới, đem lại hiệu quả cao, như ban hành nhiều văn bản, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ pháp lý trong bổ trợ tư pháp… 

Qua đó, đồng chí cũng đề xuất Bộ Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành; báo cáo đề xuất sửa đổi Luật Lý lịch tư pháp tạo điều kiện thuận lợi cấp phiếu các trường hợp yêu cầu có án tích; sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng quy định cụ thể định hướng tổ chức nghề công chứng ở địa phương, áp dụng thống nhất theo Nghị quyết 72 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng… 

Đại diện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung uỷ quyền tham gia tố tụng theo hướng mở rộng đến người đứng đầu để đảm bảo thời gian tham gia, nắm vững quy định; cử cán bộ thanh tra cấp tỉnh tham gia bảo vệ quyền trong các vụ kiện hành chính. Một số vụ việc thuộc trách nhiệm thi hành án hành chính của chủ tịch, nội dung căn cứ chưa thuyết phục, khó thi hành, kiến nghị xem xét giám đốc thẩm…

 

Tại Hội nghị, sau khi Thủ tướng Chính phủ có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng, đáp từ, Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, và Bộ, ngành Tư pháp sẽ nỗ lực, phấn đấu, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong năm 2021 cũng như trong nhiệm kỳ tới. Để làm được điều này, Bộ ngành Tư pháp mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cá nhân đồng chí Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các Ban Bộ ngành, địa phương. 

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

Đọc thêm

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.