Chỉ đạo giải quyết những vụ án khó
Thời gian qua, theo đánh giá của Tổng cục THADS, công tác phối hợp theo các Quy chế phối hợp liên ngành với các bộ, ngành liên quan như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Nội chính, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục phát huy hiệu quả, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác THADS. Hoạt động của ban chỉ đạo THADS các cấp tại nhiều địa phương đang phát huy kết quả tích cực, đặc biệt trong giải quyết các vụ án lớn, phức tạp.
Tại Quảng Nam, với trách nhiệm là cơ quan thường trực, tham mưu trực tiếp cho Ban chỉ đạo THADS, các cơ quan THADS đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc, tham mưu giải quyết các vụ việc có tính chất khó khăn, phức tạp qua đó đã tranh thủ được sự ủng hộ của chính quyền địa phường cũng như phát huy được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan ban ngành hữu quan đối với công tác tổ chức THADS, nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp đã được Ban Chỉ đạo THADS các cấp quan tâm sâu sát, chỉ đạo quyết liệt, kể cả công tác THAHC. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong từng vụ việc thi hành án, đặc biệt là các vụ việc phức tạp, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Tại Bình Dương, Ban chỉ đạo THADS 2 cấp trong tỉnh được kiện toàn; Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo được sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định và thực tiễn tại địa phương, đảm bảo hoạt động theo quy định pháp luật và Quy chế làm việc. Ban chỉ đạo THADS đã chỉ đạo hoạt động phối hợp trong công tác thi hành án, nhất là những vụ án lớn, án liên quan đến tín dụng ngân hàng, án có sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Tổng cục và Cấp ủy, chính quyền địa phương, án phức tạp, khó khăn vướng mắc liên quan đến nhiều ngành, có ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị tại địa phương; chỉ đạo để giải quyết kịp thời, hiệu quả, đúng pháp luật các đơn thư¬ khiếu nại, tố cáo, hạn chế thấp nhất việc khiếu nại, tố cáo vư¬ợt cấp, kéo dài.
Tại Thanh Hoá, một số Chi cục đã kịp thời tham mưu UBND huyện, Ban Chỉ đạo THADS huyện thành lập tổ liên ngành giải quyết án tồn đọng như Chi cục Quảng Xương, Tp. Sầm Sơn, Như Xuân, Ngọc Lặc... Đây được xem là bước quan trọng, giải pháp hiệu quả không chỉ giúp tháo gỡ những vụ việc tồn đọng mà cả những vụ việc đang thi hành, những việc phức tạp, án thuộc diện Ban Thường vụ theo dõi chỉ đạo.
Chủ động trong công tác tham mưu
Xác định vai trò quan trọng của công tác phối hợp trong THADS các Cục THADS đã tiếp tục chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác. Theo đó, các cơ quan THADS tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với cơ quan Công an trong công tác cưỡng chế thi hành án, thu hồi – trả lại tiền, tài sản cho đương sự, trả lời xác minh thi hành án...; phối hợp với Tòa án nhân dân các cấp trong việc chuyển giao, giải thích, đính chính, bổ sung bản án, quyết định...; phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát hoạt động nghiệp vụ thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo và trong giải quyết các vụ việc lớn, phức tạp, khó thi hành...
Ngoài ra, tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa Cục THADS với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các tỉnh, thành, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính, Tài nguyên môi trường, Sở kế hoạch đầu tư... trong việc xác minh, tổ chức thi hành án, giao nhận và xử lý tang vật theo quy định…Nhiều nơi, Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát về thi hành án dân sự, đảm bảo các vụ việc được kiểm sát chặt chẽ về trình tự, thủ tục, đặc biệt là các vụ việc cưỡng chế, kê biên tài sản
Tuy nhiên, hiện nay theo phản ánh, việc kiện toàn Ban Chỉ đạo THADS hai cấp ở một số địa phương còn chậm. Một số cấp ủy chưa quan tâm đúng mức đến công tác THADS, hành chính, vì vậy chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo công tác phối hợp giải quyết các vụ việc THADS, hành chính; Công tác phối hợp trong công tác thi hành án với một số ngành và một số địa phương có lúc, có nơi chưa đáp ứng được kịp thời. Nhiều vụ việc án tín dụng ngân hàng từ giai đoạn xét xử cơ quan Tòa án chưa xác minh tài sản cụ thể do đó đến giai đoạn thi hành án có trường hợp tài sản bảo đảm không còn, ranh giới thực tế sai lệch so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, định giá chênh lệch nhiều với giá thẩm định cho vay, bên được thi hành án nhận tài sản nhưng bên phải thi hành án chống đối hết sức quyết liệt gây những khó khăn cho cơ quan THADS.
Đáng chú ý, nguyên nhân còn do chính nhiều cơ quan THADS chưa tích cực, chủ động đề xuất, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và Ban chỉ đạo thi hành án dân sự trong lãnh đạo, chỉ đạo thi hành các vụ việc phức tạp, nhất là những việc cưỡng chế phải huy động lực lượng. Do đó, cần phát huy vai trò chủ động của cơ quan THADS trong việc tham mưu, đề xuất; kiện toàn và nâng cao hoạt động của Ban Chỉ đạo Ban chỉ đạo các cấp; Tăng cường phối hợp với các cơ quan, Sở, ban ngành ở địa phương, đặc biệt trong việc giải quyết các vụ án lớn, khó khăn, phức tạp, trong tổ chức cưỡng chế thi hành án … Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về THADS, trong đó làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan THADS, giữa các chấp hành viên với cá nhân, tổ chức liên quan. Cần quy định theo hướng công tác THADS phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, chứ không chỉ của riêng THA.