Dư luận Trung Quốc đang xôn xao về những sai phạm mới bị phanh phui của Bảo tàng Tử Cấm thành, bất chấp việc quan chức của cơ quan này lên tiếng phủ nhận. Có những bằng chứng cho thấy, bảo tàng này đã mua bán cổ vật – việc bị Luật bảo vệ di sản Trung Quốc nghiêm cấm.
Theo một số thông tin được đăng tải trên mạng, năm 1997, Bảo tàng Tử Cấm thành đã tham gia một cuộc đấu giá và mua bộ 5 chữ được viết từ thời nhà Tống với giá 6,82 triệu nhân dân tệ (1,06 triệu USD).
Đây là việc hoàn toàn bình thường để làm giàu cho bộ sưu tập song mục đích thực chất của bảo tàng trên không như vậy.
Năm 2005, họ đã bán lại bộ chữ trên với giá lên tới 22,9 triệu nhân dân tệ.
Dù người phát ngôn của bảo tàng - Feng Nai’en cho rằng, Bảo tàng Tử Cấm thành chưa hề mua hay bán bộ chữ trên.
Kỷ yếu 80 năm Bảo tàng Tử Cấm thành viết rằng: “Bảo tàng Tử Cấm thành đã mua bộ 5 chữ đời Tống từ Công ty đấu giá Hanhai vào ngày 18/6/1997”.
Mặt khác, cơ sở dữ liệu của trang tìm kiếm Baidu cho thấy trang web của bảo tàng và công ty Hanhai đều ghi lại thông tin về việc mua và bán bộ chữ trên.
Nhật ký của một chuyên gia về di sản là Pei Guanghui cũng có nội dung hoàn toàn khớp.
Trong nhật ký của mình, Peng đặt câu hỏi: “Tại sao Bảo tàng có thể bán đi bộ sưu tập quý giá mà họ đã mua được?” Còn công ty Hanhai từ chối cung cấp thông tin về người mua trong hai thương vụ liên quan đến bộ chữ với lý do “bảo mật theo luật đấu giá”.
Thông tin trên làm gia tăng thêm sự nghi ngờ đối với Bảo tàng Tử Cấm thành rằng họ quan tâm quá nhiều tới lợi nhuận.
Trước đó, dư luận đã đặt dấu hỏi về việc cơ quan này đã biến cung Jianfu thành “câu lạc bộ nhà giàu”.
Ngoài ra, bảo tàng cũng bị đặt dấu hỏi về trình độ quản lý khi bị tố cáo che giấu vụ làm hỏng một cổ vật rất giá trị bằng gốm từ thời nhà Tống và 4 vụ khác làm ảnh hưởng tới các đồ tạo tác quý giá.
Q.Dương (theo China Daily)