Bị hắt hủi, gã con rể câm điếc nổi điên giết "nhạc phụ"

Bị câm điếc nên vợ bỏ mới bỏ đi, khi đến nhà vợ cũ thăm con lại bị bố vợ xua đuổi, đối tượng Phạm Lành (37 tuổi, ngụ thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã nổi cơn điên vác dao đâm “nhạc phụ”...

Bị câm điếc nên vợ bỏ mới bỏ đi, khi đến nhà vợ cũ thăm con lại bị bố vợ xua đuổi, đối tượng Phạm Lành (37 tuổi, ngụ thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã nổi cơn điên vác dao đâm “nhạc phụ”.

Cuộc hôn nhân bất hạnh

Ngày cậu bé Lành sinh ra cho đến khi 18 tháng tuổi là khoảng thời gian ba mẹ Lành cảm thấy hạnh phúc nhất. Cậu bé tuy có chậm nói nhưng kháu khỉnh, đáng yêu. Nhưng càng lớn, gia đình mới cảm nhận hết được Lành có dấu hiệu của câm điếc bẩm sinh. Hai vợ chồng ông Lương sinh nhiều người con, riêng chỉ có Lành bị tật nguyền nên mọi thương yêu đều dành cho anh. Nhưng vì gia đình nghèo khó, làm nghề nhặt cá vụn ở biển mang ra chợ bán lấy tiền nên họ không có tiền cho con đi học trường khuyết tật.

“Nhiều hôm trời mưa gió, biển động không kiếm được đồng nào, cả nhà lại chịu đói rét. Còn em Lành suốt tuổi thơ ấu nó thường lủi thủi trên những bờ ruộng mò cua, bắt ốc. Tủi hổ dị tật, Lành cũng không có ai là bạn bè chơi cùng”, bà mẹ sụt sùi nói về cậu con trai nay đã ở trong trại giam

Đến tuổi trưởng thành, Lành cùng anh em trong nhà hành nghề đi biển. Khi đã gom góp được chút tiền, ông bà Lương mới nghĩ đến tìm vợ cho thằng con trai bị câm điếc và việc này hóa ra không mấy khó khăn. Qua mai mối, chị Lê Thị Thùy Oanh (SN 1979, ngụ cùng thôn) đã đồng ý lấy người đàn ông tật nguyền làm chồng. Vài năm sau, hai vợ chồng lần lượt sinh được 3 đứa con kháu khỉnh. Có được mái ấm gia đình, Phạm Lành càng lo làm ăn nuôi vợ con; còn vợ ở nhà buôn bán nhỏ, chăm sóc con.

Bị cáo Phạm Lành và phiên dịch tại phiên tòa.
Bị cáo Phạm Lành và phiên dịch tại phiên tòa.

Khi cuộc sống đã đủ đầy, lúc này người vợ mới nhìn lại cuộc hôn nhân do mai mối sắp đặt của mình có quá nhiều khập khiễng. Đặc biệt mỗi khi ra đường cô vợ lại hay nhìn và so sánh khiếm khuyết của chồng với những người đàn ông khác. Cảm thấy mình có chút nhan sắc, lại không được tình yêu như ý, thời gian sau đó Oanh tỏ ra lạnh nhạt, hay nhiếc móc chồng. Sự gắt gỏng, khó chịu mỗi khi bên chồng càng tăng, rồi một ngày chị thẳng thừng đòi ly hôn. Anh chồng câm điếc tìm mọi cách ra dấu hiệu năn nỉ, thậm chí van xin “đừng bỏ anh” nhưng không lay chuyển được tình thế. Sau nhiều lần hòa giải không thành, Tòa án huyện Đức Phổ đã chấp thuận cho hai người được ly hôn. Theo đó, người vợ được nuôi hai người con, Lành nuôi một con, hai bên tự phân chia tài sản.

Cơn điên bùng phát

Sau khi ly dị, người vợ vào TP. Hồ Chí Minh làm ăn và gửi con cho em gái nuôi. Riêng Phạm Lành tiếp tục nghề biển để có tiền nuôi con ăn học. Thế nhưng, sau những ngày đi biển, trở về một mình lẻ loi trong ngôi nhà không có hơi ấm của vợ con, cộng với sự hụt hẫng của một người sinh ra đã bị thiệt thòi, Lành càng đắng cay, căng thẳng nội tâm hơn. “Lành đáng thương lắm, từ ngày vợ đã bỏ đi sau khi ly hôn, mỗi khi đi biển về là nó lại chạy lên nhà thăm con và xem vợ về chưa để gặp. Hình như lúc ấy, nó chỉ còn được cần nhìn vợ thôi là đã thấy mãn nguyện.”, bà mẹ Lành cho biết

Chiều ngày 16/8/2011, cảm thấy buồn bã, Lành đạp xe về phía gia đình em gái vợ cũ để thăm con. Trước khi đi, Lành lấy con dao Thái Lan bỏ vào giỏ xe đạp mang theo với mục đích khi đến nhà vợ, nếu bị gia đình vợ đánh thì sẽ vác dao chống trả. Khi ngang bến cá Sa Huỳnh, Lành mua hai lon bia và uống hết để “lấy can đảm”. Đến nhà em vợ thì gặp cha vợ là ông Lê Xuân T (59 tuổi) cùng hai con của mình đang ăn cơm tại đây, chàng rể cũ để xe đạp ngoài ngõ rồi đi bộ vào trong nhà, ra dấu hiệu ngôn ngữ của người câm điếc để hỏi cha vợ về việc vợ mình đang ở đâu.

Thấy con rể cũ tìm đến, ông T đã không tiếp đón, lại còn ra dấu hiệu lại cho biết vợ Lành đã đi theo chồng khác rồi xua đuổi Lành ra khỏi nhà. Tức giận, Lành nhặt ca nước ném trúng vào trán ông lão. Thấy cha vợ bỏ chạy ra ngoài đường, cơn điên trong hắn nổi lên khiến hắn lấy con dao ở giỏ xe đuổi theo ông T. Khi đuổi kịp nạn nhân, hắn vác dao đâm một nhát vào ngực cha vợ làm ông chết ngay tại chổ. Sự việc xảy ra nhanh đến nỗi không ai phát hiện kịp để có thể can thiệp. Công an xã Phổ Thạnh đã bắt giữ hung thủ ngay tại hiện trường, sau đó bàn giao cho Công an huyện Đức Phổ

Phiên tòa im lặng

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử đối tượng Phạm Lành ngày 30/11 vừa qua, Hội đồng xét xử đã mời cô Vũ Thị Anh, giáo viên Trường khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng) làm phiên dịch. Việc chất vấn bị cáo câm, điếc phải thông qua người phiên dịch đã gặp không ít trở ngại và mất thời gian dù Lành thành khẩn nhận tội và khai đầy đủ chi tiết. Phiên tòa cũng thu hút nhiều người dân xã Đức Phổ tham dự, bởi họ thương hơn là trách dù hung thủ đã gây ra cái chết cho một người dân trong thôn.

Mặc dù Hội đồng xét xử không hỏi, nhưng nhiều lần Phạm Lành giơ tay ra ký hiệu rằng rất thương vợ với đôi mắt ngấn nước. Bị cáo cho biết mình rất hối hận khi gây tội với cha vợ. Lành cũng ra dấu cho rằng trước đây mình suy nghĩ nông cạn nên đã nhầm tưởng nguyên nhân chính của việc anh mất vợ là do cha vợ xúi con gái bỏ chồng. Trong phiên tòa, cứ khoảng vài ba phút một lần, bị cáo lại quay xuống nhìn vợ con, người thân phía dưới như kiếm tìm sự cảm thông, tha thứ.

Sau phần nghị án, được nói lời sau cùng, Lành cũng chỉ biết ra dấu lặp lại những điều anh đã nói từ đầu. Thế nhưng trong khi phiên dịch, có lẽ do cảm thấy phần nào cảm thông với hoàn cảnh của Lành, cô giáo viên trường khuyết tật xin được bày tỏ với tất cả người tham dự phiên tòa những cảm nghĩ của cô. Theo cô giáo này, rất nhiều người khiếm thính không được ai chỉ cho tường tận nên nhiều khi không giữ được tự chủ dễ gây ra những hành động bộc phát vi phạm pháp luật nghiêm trọng. “Do người khiếm thính quanh năm chỉ quanh quẩn sống ở phạm vi hẹp, bị cô lập với người xung quanh, có khi ngay người thân của họ cũng không hiểu được người khiếm thính đang muốn nói gì. Chính việc thiếu cơ hội được giao tiếp, thiếu sự cảm thông và chia sẻ khiến người khiếm thính ở những miền quê càng trở nên cô độc dẫn đến hành động rất bản năng. Đặc biệt hơn, khi không được giáo dục, chỉ bảo nên dù thần kinh bình thường thì nhận thức của họ rất kém và dễ dẫn đến phạm tội. Có nên chăng cho họ một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm?”, người phiên dịch đặt câu hỏi.

Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, áp dụng mọi tình tiết giảm nhẹ, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Phạm Lành 10 năm tù giam vì tội giết người. Khi bản án đã tuyên xong, bị cáo Lành một lần nữa nhìn người thân với ánh mắt nhòa đi vì nước mắt rồi lẳng lặng theo Cảnh sát bảo vệ tòa ra xe về Trại tạm giam. Điều ít thấy trong phiên tòa hình sự này là dù có cả người thân từ phía nạn nhân nhưng không một lời nguyền rủa, chửi mắng nào thốt ra với bị cáo. Người ta có lẽ thông cảm với tình cảnh bi đát của chàng câm điếc mà thương hại anh nhiều hơn giận dữ.

Theo Pháp luật & Thời đại



 

Đọc thêm

Nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen cướp tài sản

Nhóm đối tượng: Văn Đ., Ngọc Đ., Vương, Giàu (thứ tự từ trái qua).
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang) mới ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Đ. (SN 2009); Nguyễn Ngọc Đ. (SN 2008); Nguyễn Quốc Vương (SN 2000) và Nguyễn Văn Giàu (SN 1990, cùng trú phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc) về tội “Cướp tài sản”.

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND tỉnh Gia Lai đưa 2 vợ chồng Hà Thị Thê (SN 1990), Nguyễn Đức Hiệp (SN 1987, cùng ở thôn 2, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) ra xét xử sơ thẩm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đồng thời tuyên phạt Thê 16 năm, Hiệp 12 năm tù.

Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng không qua kết tội phù hợp với pháp luật Việt Nam. (Ảnh minh họa: TP)
(PLVN) - Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại Hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu các tuyên bố bảo lưu của Việt Nam khi ký kết, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) và khả năng điều chỉnh nhằm nâng cao mức độ tuân thủ UNCAC của Việt Nam, do Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ tổ chức chiều 25/4.

Giả danh cán bộ thuế để lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Công an TP Huế cảnh báo chiêu thức lừa đảo mới của những kẻ mạo danh ngành thuế.
(PLVN) - Ngày 25/4, Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông tin cảnh báo đến người dân, các chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng, doanh nghiệp đóng trên địa bàn cảnh giác trước hành vi các đối tượng giả danh cơ quan Thuế để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

Bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang tống đạt các Quyết định và Lệnh bắt tạm giam bị can Đào Văn Ngọc.
(PLVN) - Ngày 25/4, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh An Giang tống đạt Quyết định khởi tố, Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với bị can Đào Văn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên, tỉnh An Giang về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Có 3 tiền án nhưng vẫn không quên nghề 'đạo chích'

Đối tượng Lại Trung Thành cùng tang vật thu giữ trong vụ án.
(PLVN) - Tại cơ quan điều tra, Lại Trung Thành bước đầu thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Bản thân Thành từng có 3 tiền án về tội trộm cắp tài sản, tổng thời gian chấp hành án phạt tù là 8 năm 6 tháng.