Án khó: Có Ban Chỉ đạo?

Ban Chỉ đạo Thi hành án là một giải pháp quan trọng tháo gỡ những vướng mắc cho các vụ án phức tạp phải thi hành hiện nay.

Trước khi có Luật thi hành án dân sự (THADS), mô hình Ban chỉ đạo THA đã hình thành ở các cấp. Luật THADS có hiệu lực, Ban chỉ đạo được kiện toàn, củng cố và ngày càng phát huy hiệu quả, đặc biệt trong giải quyết những vụ án phức tạp, tồn đọng lâu ngày.

“Thanh lý” hai vụ nổi cộm

Hai vụ việc được coi là cực kỳ “xương” ở Hà Nội nhưng đã cưỡng chế thành công trong thời gian qua đều có dấu ấn đặc biệt quan trọng của Ban chỉ đạo THADS.

Đó là vụ Chi cục THADS Hà Đông tổ chức thi hành quyết định số 117, mà người phải THA là ông L.Q.T trú ở khu đô thị Trung Hòa, Cầu Giấy.

Đây là việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng hình thức kê biên tài sản đang có tranh chấp tại một nhà hàng do ông T quản lý để giao cho Công ty TNHH V.M cho đến khi có quyết định của TAND quận Hà Đông.

Vụ việc này, ông T phản ứng rất kịch liệt, thậm chí ngăn cản cơ quan THA. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo THADS, vụ việc đã cưỡng chế dứt điểm. Án khó: Có Ban Chỉ đạo? ảnh 1 Một cuộc cưỡng chế thi hành án - ảnh minh họa

Vụ án thứ hai cũng là vụ “đình đám” không kém. Đó là vụ ông T.C.T ủy quyền cho T.C.H ở Yên Sở, Hoàng Mai giải quyết vụ án. Tại bản án số 28 ngày 23,24/12/2004 của TANDTP. Hà Nội xét xử việc chia thừa kế giữa ông T và ông T.V.C và bà N.T cùng địa chỉ.

Theo án tuyên, ông C, bà T phải dỡ bỏ ½ nhà 2,5 tầng và các công trình xây dựng nằm trên phần đất có chiều rộng 1,5m để làm lối đi chung theo chiều thẳng đứng từ dưới lên.

Quyết định THADS của THA quận Hoàng Mai không thể tổ chức thi hành do đương sự chống đối quyết liệt. Đầu năm 2008 THADS Hà Nội phải rút vụ án lên thi hành.

Do đương sự trây ỳ, chống đối nên TP đã áp dụng biện pháp cưỡng chế. Hội đồng cưỡng chế đã tiến hành đo đạc, xác định mốc giới và thực hiện phá dỡ nhà tầng để bàn giao ngõ đi chung.

Việc cưỡng chế diễn ra nhanh gọn, do các ngành, cấp cùng quyết tâm thực hiện. Kết quả bản án đã được thi hành, bảo đảm an toàn tuyệt đối cả về người và tài sản, chấm dứt khiếu kiện lâu năm.

Theo thống kê, đến cuối 2009, các cơ quan THADS Hà Nội có 13 vụ án nổi cộm, khó khăn, phức tạp và tồn đọng kéo dài, trong đó đã cơ bản giải quyết xong (trong đó có 2 vụ không phải cưỡng chế). Tất cả đều có sự thống nhất, chỉ đạo của Ban chỉ đạo THADS.

Đầu năm 2010, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cũng đã ký văn bản kiện toàn Ban chỉ đạo THADS TP với 10 thành viên. Trong đó giao một Phó chủ tịch UBND làm trưởng Ban chỉ đạo.

Gắn kết sức mạnh tập thể

Lượng án tồn đọng rất lớn
Minhhọa

Mô hình Ban chỉ đạo THADS ra đời cách đây khoảng gần 10 năm. Ban đầu chỉ ở một số TP lớn, nơi có lượng án nhiều và phức tạp.

Tuy nhiên, gần đây, hầu khắp trên phạm vi cả nước đều đã thành lập các Ban này. Ban chỉ đạo không những có ở cấp tỉnh, huyện, thậm chí đến cấp xã (với nhiều tên gọi khác nhau ví dụ như Ban phối hợp THA).

Ở nhiều nơi Ban chỉ đạo trực tiếp do Chủ tịch UBND làm Trưởng ban, còn phổ biến là Phó Chủ tịch là Trưởng ban. Thành viên Ban chỉ đạo là các ngành: Tư pháp, Công an, Kiểm sát, MTTQ…

Ông Lê Văn Thông, Cục trưởng Cục THADS Lào Cai cho biết: Có Ban chỉ đạo các vụ việc phức tạp dễ giải quyết hơn nhiều vì Ban này gắn kết sức mạnh của các ngành.

Đã thống nhất rồi phải làm. Không như trước đây, một mình cơ quan THA, có khi lên kế hoạch cưỡng chế rồi ngành này, ngành khác không đồng ý lại hoãn.

Ông Thông cũng phấn khởi: ra đời từ năm 2001, Ban chỉ đạo THADS tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh luôn được kiện toàn với số lượng từ 9 đến 11 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng ban. Mặc dù hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm nhưng rất hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực của mô hình Ban chỉ đạo THA, thực tế cũng đã xảy ra nhiều vụ việc Ban chỉ đạo (mà cụ thể là Trưởng ban) một quan điểm, THA một quan điểm. “Chủ tịch/Phó Chủ tịch bảo vụ này chưa làm, ai dám “chống”?

Vấn đề này, theo một Cục trưởng THADS, thì hoạt động THA phải theo pháp luật về THA. Hơn thế, cơ quan THA là người nắm giữ chuyên môn, tham mưu cho chính quyền địa phương về cách thức giải quyết những vụ án phức tạp thì phải đưa ra và bảo vệ được quan điểm của mình.

Tuy nhiên, nói như Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên thì “Bản án tuyên phải gắn với nhiệm vụ chính trị địa phương, phải hợp lý, hợp tình. Khi THA phải xem địa phương nơi đó có đồng ý không, ý kiến Ban chỉ đạo thế nào, nếu không cứ “đè cổ” ra làm thì hậu quả sẽ vô cùng”.

Nghị định 74 của Chính phủ quy định rất rõ về Ban chỉ đạo THA, được biết Bộ Tư pháp đang khẩn trương xây dựng Thông tư về hoạt động của các Ban chỉ đạo này.

Có những quy định cụ thể, chắc chắn các Ban này ngày càng nâng cao hiệu quả công tác THADS, góp phần giải quyết các vụ án phức tạp ở địa phương.

Huy Hoàng

Tin cùng chuyên mục

Vương cùng tang vật tại cơ quan điều tra.

Đang truy bắt kẻ dùng dao cướp vàng của người đi đường

(PLVN) - Nghe tiếng tri hô của vợ anh Sơn, người dân xung quanh liền đến hỗ trợ anh Sơn khống chế Vương giao cho lực lượng Công an cùng tang vật (1 sợi dây chuyền vàng 18kara, trọng lượng hơn 13 chỉ, 1 khẩu súng chưa giám định, 1 bình xịt hơi cay) còn Hiếu lên xe tẩu thoát. Công an huyện Châu Thành đang truy bắt Hiếu.

Đọc thêm

4 đối tượng có hành vi nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm lĩnh án

Các đối tượng tại phiên toà.
(PLVN) - Cơ quan chức năng xác định, hành vi phạm tội của bị cáo Hoàng Trọng Vinh, Nguyễn Gia An là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội; hành vi của Phạm Yến Nhi và Phạm Thị Thùy Dương là rất nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý các chất Ma túy của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an, an toàn xã hội.

Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch Hội chữ thập đỏ ở Phú Yên

Cơ quan CSĐT Công an huyện Sơn Hòa công bố quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Phan Thị Hồng Nhung (Ảnh: Viện KSND tỉnh Phú Yên).
(PLVN) -  Viện Kiểm sát nhân dân huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) mới phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở đối với bà Phan Thị Hồng Nhung (SN 1989, nguyên Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Sơn Xuân, huyện Sơn Hòa) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 2 điều 174 Bộ luật Hình sự.

Lừa đảo trên không gian mạng ngày càng tinh vi

Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (hàng đầu, bên trái) và các chuyên gia tại Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 13/5 tại Hà Nội, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức Hội thảo Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng. Tham dự Hội thảo, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã trao đổi, đề xuất, khuyến nghị nhằm giúp bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, giải pháp trong phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Một số Trang Thông tin mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trên Facebook. Ảnh: bocongan.gov.vn
(PLVN) - Bộ Công an khẳng định hiện nay chỉ cung cấp thông tin chính thức trên môi trường mạng qua hai kênh: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (https://mps.gov.vn/ và https://bocongan.gov.vn/); Trang Thông tin Bộ Công an trên nền tảng Facebook (https://www.facebook.com/mps.gov?mibextid=LQQJ4d).

Làm giả sổ đỏ để vay ngân hàng, nhóm bị cáo lãnh án 140 năm tù

Làm giả sổ đỏ để vay ngân hàng, nhóm bị cáo lãnh án 140 năm tù
(PLVN) - Ngày 13/5, TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên án 13 bị cáo làm giả Giấy CNQSDĐ (sổ đỏ), để vay hơn 7 tỷ đồng của Ngân hàng rồi chiếm đoạt. Liên quan đến vấn đề này, hàng loạt “quan chức” của huyện Ia Grai cũng đang được các cơ quan chức năng xử lý ở một vụ án khác.

Xét xử đường dây chuyển trái phép hơn 1.400 tỷ đồng ra khỏi Việt Nam

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - TAND tỉnh Quảng Nam vừa mở phiên xử nhóm đối tượng chuyển trái phép hơn 1.400 tỷ đồng của đường dây “tín dụng đen” ra khỏi Việt Nam. Tòa tuyên phạt Nguyễn Quốc Đạt (30 tuổi), Lâm Thị Ngọc Loan (42 tuổi) cùng mức án 5 năm 6 tháng tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.