Pháp chuẩn bị đón Tổng thống mới

Cử tri Pháp hôm qua (6/5) đã bắt đầu đi bỏ phiếu để chọn vị tổng thống mới từ 2 ứng viên Nicolas Sarkozy và Francois Hollande. Kết quả của cuộc bỏ phiếu có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ những nỗ lực của châu Âu để chống lại cuộc khủng hoảng nợ cho đến khoảng thời gian quân đội Pháp sẽ lưu lại Afghanistan.

Cử tri Pháp hôm qua (6/5) đã bắt đầu đi bỏ phiếu để chọn vị tổng thống mới từ 2 ứng viên Nicolas Sarkozy và Francois Hollande. Kết quả của cuộc bỏ phiếu có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ những nỗ lực của châu Âu để chống lại cuộc khủng hoảng nợ cho đến khoảng thời gian quân đội Pháp sẽ lưu lại Afghanistan.

Cử tri Pháp đi bỏ phiếu. Ảnh: AFP
Cử tri Pháp đi bỏ phiếu. Ảnh: AFP

Tổng cộng hơn 44 triệu cử tri Pháp sẽ đến các phòng bỏ phiếu trên khắp đất nước kể từ 8h00 (giờ địa phương, 6h00 GMT) sau chiến dịch tranh cử quyết liệt giữa ứng cử viên cánh hữu - tổng thống sắp mãn nhiệm Sarkozy - và ứng cử viên cánh tả Hollande. Theo kế hoạch, các điểm bỏ phiếu ở Pháp sẽ đóng cửa vào 20h00 cùng ngày. Trước đó, ngày 6/5, Pháp cũng đã tiến hành các cuộc bỏ phiếu sớm cho các công dân nước này đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài.

Kết quả những cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy, ông Sarkozy đang dần thu hẹp khoảng cách so với đối thủ đến từ đảng Xã hội. Tuy nhiên, cơ hội chiến thắng vẫn dành phần nhiều hơn cho ông Hollande. Ông Sarkozy được dự đoán là một “bất ngờ” trong khi ông Hollande thì thúc giục các cử tri không tự mãn khi các cuộc vận động đã đi tới đỉnh điểm do lo ngại về tỉ lệ thất nghiệp, nhập cư và tương lai kinh tế của Pháp.

Ứng viên tổng thống đến từ đảng Xã hội tham gia bỏ phiếu ở Tulle – một thị trấn miền Trung nước Pháp nơi ông có cơ sở bầu cử vì đã từng làm nghị sĩ và thị trưởng một thời gian. Vui vẻ chào hỏi những người đi mua sắm trong một khu chợ, ông Hollande nói rằng ông “tự tin, nhưng không chắc chắn” về cơ hội trở thành tổng thống tiếp theo của nước Pháp. “Chúng ta đang chờ đợi ngày Chủ nhật. Tôi chỉ nói về ngày chủ nhật thôi vì thứ 2 lại là một ngày khác” - ứng viên cánh tả nói. Tổng thống đương nhiệm Sarkozy trong khi đó dành cả ngày ở cùng gia đình tại Paris.

Kết quả cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng lớn tới những nỗ lực của châu Âu chống lại cuộc khủng hoảng nợ công, tới thời gian quân đội Pháp ở Afghanistan và cách thức nước này sẽ thể hiện năng lực quân sự cũng như ngoại giao đối với thế giới. Ông Sarkozy – vị tổng thống không được lòng dân nhất của Pháp vì cách xử lý các vấn đề kinh tế - vẫn tỏ ra lạc quan về một chiến thắng trong ngày 6/5. Tuy nhiên, ông này dường như đã chuẩn bị tâm lý cho khả năng thất bại. Phát biểu trên đài phát thanh châu Âu – 1, khi được hỏi ông sẽ làm gì nếu thua trong cuộc bầu cử, ông trả lời đơn giản rằng “sẽ có một sự chuyển giao quyền lực”.

Kết quả một cuộc thăm dò do BVA thực hiện cho thấy, có đến 52,5% cử tri ủng hộ cho ông Hollande trong khi 47,5% người được hỏi ủng hộ cho ông Sarkozy. Tỉ lệ này ở cuộc thăm dò do CSA thực hiện là 53 và 47%. Các cuộc thăm dò này được thực hiện sau khi 2 ứng viên này có cuộc tranh luận nảy lửa trên truyền hình hôm 3/5. Bất lợi càng dồn dập hơn đối với ông Sarkozy khi ứng cử viên trung hữu François Bayrou mà ông Sarkozy đang chờ “gom” lại được 9,13% phiếu của ông này tuyên bố sẽ ủng hộ cho ông Hollande trong vòng 2 của cuộc bầu cử.

Ứng viên cực hữu Le Pen và cử tri của bà cũng tỏ rõ thái độ “quay lưng” lại với đương kim tổng thống do quá chán ngán trước những thành tích khiêm tốn trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Sarkozy và cương lĩnh tranh cử thiếu thuyết phục của ông Sarkozy. Tại cuộc mít tinh tập hợp lực lượng ngày 1/5 vừa qua, bà Le Pen đã công khai tuyên bố sẽ bỏ phiếu trắng tại vòng 2, đồng thời kêu gọi các cử tri của mình bỏ phiếu “theo tình cảm và lương tâm”.

Theo luật bầu cử Pháp, các cuộc thăm dò dư luận cũng như kết quả bỏ phiếu từng phần sẽ không được công bố trước khi các điểm bỏ phiếu chính thức đóng cửa lúc 20h00 (giờ địa phương) ngày 6/5. Nếu được chọn, ông Hollande sẽ trở thành tổng thống cánh tả đầu tiên của Pháp kể từ sau khi cựu Tổng thống Francois Mitterrand rời nhiệm sở năm 1995. Còn ông Sarkozy sẽ trở thành nhà lãnh đạo thứ 11 ở châu Âu bị truất ngôi do cuộc khủng hoảng kinh tế.

Minh Ngọc (Theo Reuters)

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt phát biểu tại các Hội nghị.

Đưa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là trụ cột trong hợp tác ASEAN và các đối tác

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh cần phối hợp làm sâu sắc hơn nữa các lĩnh vực hợp tác hiện có, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cần là trụ cột và động lực đưa quan hệ phát triển thực chất, đẩy mạnh kết nối các nền kinh tế, tận dụng hiệu quả các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác.

Đọc thêm

Việt Nam nêu đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57

Các đại biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực với các đặc trưng bất ổn, bất định, bất trắc và bất an, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề xuất ASEAN cần có cách tiếp cận phù hợp tương ứng, bao gồm tầm nhìn chiến lược, đoàn kết vững vàng, vai trò trung tâm và hành động cụ thể nhằm ứng xử kịp thời, hiệu quả các thách thức đang nổi lên.

Tổng thống Joe Biden nêu lý do dừng tranh cử

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Kevin Dietsch / Getty Images.
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết việc từ bỏ chiến dịch tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng cử viên đảng Dân chủ là cách tốt nhất để đoàn kết nước Mỹ.

Uỷ ban Di sản thế giới đồng thuận đề xuất của Việt Nam về phát triển Hoàng Thành Thăng Long

Đoàn Việt Nam chụp ảnh cùng Chủ tịch Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế ICOMOS Teresa Patricio và Tổng Giám đốc ICOMOS Marie-Laure Lavenir.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ búa thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Tổng Thư ký ASEAN ngưỡng mộ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Thư ký ASEAN ngưỡng mộ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ, Nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư trước mất mát to lớn; bày tỏ ngưỡng mộ và trân trọng đối với cuộc đời, sự nghiệp, và những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy hữu nghị, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Hoàn tất chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57

Các đại biểu dự họp.
(PLVN) - Ngày 23/7, tại thủ đô Vientiane của Lào đã diễn ra cuộc họp của các Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN để rà soát và hoàn tất mọi mặt công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan. Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam dự họp.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden từ bỏ nỗ lực tái tranh cử

Tổng thống Mỹ Biden.
(PLVN) - Ngày 21/7, Tổng thống Joe Biden đã bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi chiến dịch tái tranh cử Tổng thống năm 2024, đồng thời ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng cử viên của đảng Dân chủ ra đối đầu với ứng cử viên của đảng Cộng hòa là cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

Lễ tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Hình ảnh tại buổi lễ.
(PLVN) - Vừa qua, tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam (Thủ đô Paris, Pháp), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức Lễ Tôn vinh tiếng Việt và khai trương Tủ sách tiếng Việt phục vụ cộng đồng người Việt tại Pháp.