Pháp chế địa phương: Còn nhiều bất cập trong tổ chức, hoạt động

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cho biết, Bộ Tư pháp vẫn đang nỗ lực kiện toàn bộ phận pháp chế, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn của các địa phương.
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cho biết, Bộ Tư pháp vẫn đang nỗ lực kiện toàn bộ phận pháp chế, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn của các địa phương.
(PLO) -  Trong khi nhiều đánh giá công tác pháp chế là đặc biệt quan trọng trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, là “người gác cổng” trong công tác thẩm định, kiểm tra,… văn bản quy phạm pháp luật nói chung, thế nhưng, đội ngũ pháp chế tại các địa phương hiện nay vừa thiếu, vừa yếu, vừa “không chính danh”. Tại đâu?

Trong nhiều nội dung được trình bày tại Hội nghị đối thoại và tập huấn nghiệp vụ pháp chế khu vực phía Nam năm 2018 (được Bộ Tư pháp tổ chức tại TP. Vũng Tàu trong hai ngày 27 – 28/9) do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu chủ trì, nhiều đại biểu tham dự đến từ các sở Tư pháp tỉnh, thành bày tỏ quan tâm về công tác pháp chế.

Thành lập xong, giải tán

Trong tham luận của mình, ông Hồ Văn Hùng, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đưa ra con số thống kê cho thấy: từ năm 2014, theo hướng dẫn của Chính phủ, UBND tỉnh ban hành văn bản buộc 14 Sở phải có bộ phận pháp chế theo quy định tại Nghị định 55 năm 2011 (viết tắt: NĐ55). Nhiều Sở đã ra quyết định thành lập Phòng Pháp chế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay không còn Sở nào có Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức theo NĐ55.

Theo ông Hồ Văn Hùng, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến công tác pháp chế tại địa phương cũng như việc kiện toàn tổ chức pháp chế tại 15 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Ngay khi NĐ55 có hiệu lực, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc. Tuy nhiên, các Sở không bố trí, sắp xếp được nhân sự nên 6/8 Sở đã có quyết định thành lập Phòng Pháp chế vẫn không thành lập được theo quy định.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Tính đến thời điểm hiện nay số lượng công chức làm công tác pháp chế tại 15 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là 23 người trong đó chỉ có 04 người làm công tác chuyên trách còn lại là kiêm nhiệm.

Tương tự, ông Cao Thanh Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp An Giang cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, toàn diện công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, những con số trong tham luận của Sở Tư pháp An Giang lại cho thấy, đến nay, ở An Giang chỉ còn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Phòng Pháp chế (giảm hai phòng so với năm 2017). Mười ba Sở còn lại đúng ra phải thành lập Phòng Pháp chế (theo NĐ55) nhưng đã ghép luôn công tác pháp chế thuộc Văn phòng Sở hoặc Thanh tra Sở. Đội ngũ nhân sự pháp chế các Sở, ngành cũng chỉ khiêm tốn với 19 người, trong đó 11 người kiêm nhiệm. 

Trong phần thảo luận, bà Nguyễn Thị Thu Vân, Giám đốc Sở Tư pháp Sóc Trăng chia sẻ, trước đây, Sở Tư pháp cũng tham mưu cho UBND tỉnh Sóc Trăng thành lập 9 Phòng Pháp chế, nhưng nay không còn phòng nào nữa.

Nguyên do, theo bà Thu Vân, khi Nghị định số 24 năm 2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (viết tắt: NĐ24) không hề quy định phải có Phòng Pháp chế tại các Sở. Tỉnh Ninh Thuận cũng không khác, trước đây, Ninh Thuận có ba Phòng Pháp chế tại ba Sở, nay giải thể hết.

Trao đổi bên lề hội nghị, nhiều ý kiến đại biểu nhận xét đây là thực trạng chung của các tỉnh thành cả nước.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng một nguyên nhân khiến địa vị pháp lý của công chức pháp chế đến nay vẫn không được chính danh bởi sự mâu thuẫn trong các văn bản luật.
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng một nguyên nhân khiến địa vị pháp lý của công chức pháp chế đến nay vẫn không được chính danh bởi sự mâu thuẫn trong các văn bản luật.

Kiêm nhiệm sao tròn vai?

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu: "Cần giữ nguyên bộ phận pháp chế"

"Nhìn chung, vai trò tổ chức pháp chế tại các Bộ, ngành, địa phương ngày càng được tăng cường. Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã có chỉ thị, kế hoạch nhằm triển khai và tăng cường công tác pháp chế; chỉ đạo sát sao, kiểm tra thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi về biên chế, cơ sở vật chất; giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

Phải khẳng định, những năm qua, với sự tham mưu của tổ chức pháp chế, công tác pháp chế bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định và có những chuyển biến tích cực; các ngành, các cấp đã ý thức được vai trò, trách nhiệm trong công tác này.

Thực tế sau khi NĐ55 ra đời, bên cạnh những khó khăn, vướng mắc của nhiều địa phương, đội ngũ pháp chế phát triển đông đảo hơn về số lượng, chất lượng, chính danh và hiệu quả hơn so với trước đây. Sắp tới, Bộ Tư pháp sẽ tổng kết việc thực hiện NĐ55. Nội dung nào không ổn, không phù hợp sẽ thay đổi, bổ sung.

Công tác pháp chế giữ vai trò quan trọng. Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến lực lượng pháp chế và yêu cầu phải giữ bộ phận pháp chế trong các cơ quan chuyên môn. Vừa qua, Bộ Tư pháp cũng đã có văn bản gửi các tỉnh thành đề nghị giữ nguyên bộ phận này.

Bộ Tư pháp vẫn đang nỗ lực kiện toàn bộ phận pháp chế, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn của các địa phương. Đồng thời thường xuyên tổ chức các hội nghị, các cuộc tọa đàm, hội thảo nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức pháp chế và những người làm công tác pháp chế ở các Bộ, ngành và địa phương


Thực tế hiện nay của nhiều tỉnh, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người làm công tác pháp chế tại 15 Sở không hiệu quả. Vai trò của công chức làm công tác pháp chế chưa được quan tâm đúng mức, bên cạnh đó bản thân các công chức làm công tác pháp chế chưa phát huy được khả năng, kinh nghiệm đối với các nhiệm vụ được giao.

Lý giải tồn tại này, theo ông Hồ Văn Hùng, hầu hết các nhiệm vụ của công chức pháp chế được thực hiện lồng ghép trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ do các phòng chuyên môn tại 15 sở đảm nhiệm.

Đặc biệt, một số lĩnh vực như tuyên truyền, phổ biến pháp luật; xây dựng, kiểm tra, rà soát và hệ thống hoá VBQPPL đòi hỏi tính chuyên môn, nghiệp vụ cao trong khi đa số các công chức làm công tác pháp chế của 15 cơ quan chuyên môn chưa đủ trình độ đáp ứng.

Đồng quan điểm với ông Hồ Văn Hùng, ông Cao Thanh Sơn nhận xét, theo quy định, công chức và viên chức pháp chế theo quy định phải có trình độ cử nhân luật trở lên. Tuy nhiên, các cơ quan chuyên môn trước đây khi tuyển dụng công chức với mục đích phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của ngành (ví dụ: sở Xây dựng tuyển kỹ sư xây dựng, sở Tài chính tuyển tài chính, kế toán...) hoặc do thiếu công chức pháp chế, kéo theo việc chọn và bố trí lãnh đạo phòng Pháp chế, các công chức pháp chế cũng khó khăn.

Bên cạnh đó, chức danh pháp chế mặc dù được quy định, nhưng ở mức độ nào đó chưa xác định cụ thể vị trí, vai trò hoặc địa vị chính trị tại cơ quan (điều này liên quan đến sự phát triển của một công chức). Do đó, nếu không được xác định cụ thể, rõ ràng thì khó có thể thu hút sự tự nguyện của công chức tham gia công tác pháp chế.

Từ việc công chức pháp chế trực thuộc những phòng, đơn vị khác, nên trong thực hiện nhiệm vụ phải chịu sự phân công của lãnh đạo phòng. Điều đó dẫn đến việc phân công công chức pháp chế làm công việc khác (không phải công việc pháp chế), cùng với khối lượng công việc pháp chế rất nhiều nên ảnh hưởng đến kết quả của công tác pháp chế tại cơ quan.

Một nguyên nhân chính khiến địa vị pháp lý của công chức pháp chế đến nay vẫn không được chính danh bởi sự mâu thuẫn trong các văn bản luật. Ngay sau khi NĐ55 có hiệu lực, Nghị định số 24 năm 2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh lại không hề quy định phải có phòng Pháp chế tại các sở.

Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không có biên chế cho Phòng Pháp chế. Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thì không có quy định phòng Pháp chế. Chính vì vậy, dẫn đến các cơ quan chuyên môn đã giải thể phòng Pháp chế.

Chưa kể hiện nay, các địa phương phải thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Điều thấy được, nếu không có những thống nhất từ một số Bộ, ngành tham mưu và quyết tâm của Chính phủ, việc khôi phục các phòng Pháp chế ở địa phương còn xa vời.

Đọc thêm

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) -Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng nay, 1/11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Dự thảo Luật đã bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động PCCC, CNCH.

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, sáng nay, 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới”. TS Nguyễn Thanh Tịnh - Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Toạ đàm.

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau lễ đón chính thức được tổ chức hết sức trọng thể tại Hoàng cung, sáng 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm, trao đổi sâu rộng với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani.

Tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước bứt phá và cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ, học viên lớp bồi dưỡng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp 3).

Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Ảnh minh hoạ (Nguồn: https://bnc.tuyenquang.dcs.vn)
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tham nhũng (PCTN), lãng phí, tiêu cực nhận định khi chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức mới đây, công tác PCTN lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu thực tế, không ngừng, không nghỉ...

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
Trưa 31/10, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau khi hội đàm, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.