Phá tổ chức tội phạm quốc tế tại Việt Nam

 99 đối tượng trong một đường dây tội phạm xuyên quốc gia tầm cỡ đã bị Công an Việt Nam bắt giữ khi đang “tác nghiệp” tại nước ta. Phần lớn trong số các đối tượng vừa bị bắt tại Việt Nam đang trốn lệnh truy nã tại Trung Quốc, Đài Loan.

99 đối tượng trong một đường dây tội phạm xuyên quốc gia tầm cỡ đã bị Công an Việt Nam bắt giữ khi đang “tác nghiệp” tại nước ta. Phần lớn trong số các đối tượng vừa bị bắt tại Việt Nam đang trốn lệnh truy nã tại Trung Quốc, Đài Loan.

TIN LIÊN QUAN

Phạm tội xuyên quốc gia

Chiều 7/7, Thượng tá Tô Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I (Bộ Công an) cho biết, theo thông tin của Interpol, vài năm gần đây, tại Đài Loan xuất hiện các nhóm tội phạm người Đài Loan, Trung Quốc dùng công nghệ cao (viễn thông, internet) để lừa đảo, tấn công vào ngân hàng và tài khoản của công dân. Ban đầu, nạn nhân của chúng chỉ là các chủ thẻ tín dụng đã về hưu hoặc có thu nhập ở mức trung bình. Dần dần, đường dây tội phạm điều chỉnh phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi hơn để nhằm vào các doanh nhân, những người có tài sản lớn. Trong những “nạn nhân sộp” bị sập bẫy, có người bị chiếm đoạt vài trăm nghìn USD, có trường hợp mất cả triệu USD. Người dân Đài Loan rất phẫn nộ về tình trạng sử dụng công nghệ cao (viễn thông, internet) để lừa đảo, tấn công vào ngân hàng và tài khoản của công dân.

b
Các đối tượng bị bắt giữ

Bị Cảnh sát Đài Loan mở nhiều chiến dịch truy quét, đường dây tội phạm công nghệ cao này đã chạy sang Trung Quốc, Thái Lan và chiếm đoạt tiền của nhiều tổ chức, cá nhân sinh sống tại những nước nói trên. Sau một thời gian lũng đoạn, băng nhóm này lại bị các cơ quan chức năng của Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan mở nhiều đợt truy quét. Đến đây, Việt Nam được chúng chọn làm điểm dừng chân.

Sa lưới

Nhận được nhiều tin trao đổi của lực lượng chống tội phạm của một số nước về tình hình trên, Bộ Công an Việt Nam đã tăng cường các biện pháp kiểm soát an ninh. Từ tháng 3/2010, cơ quan an ninh của nước ta đã phát hiện nhiều nhóm tội phạm người Đài Loan, Trung Quốc nhập cảnh vào nước ta qua nhiều đường khác nhau, chủ yếu là một số tỉnh thành phía Nam, trọng tâm là TP.Hồ Chí Minh. Tháng 6/2010, những người nước ngoài ở Việt Nam này bắt đầu sử dụng công nghệ thông tin để tấn công vào ngân hàng và tài khoản của công dân một số nước.

c
Tang vật vụ án

Để ngăn chặn hành vi nguy hiểm của chúng, từ ngày 29/6 đến ngày 6/7/2010, cơ quan an ninh đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp 99 đối tượng (trong đó có 76 người Đài Loan, 23 người Trung Quốc) tại các quận 2, 7 và 8, TP.Hồ Chí Minh và thu giữ nhiều phương tiện được sử dụng gây án, bao gồm các thiết bị kỹ thuật viễn thông như modem băng thông rộng, thiết bị chuyển mạch, cáp quang, cáp đồng, máy tính để bàn, laptop, bộ đàm vô tuyến điện, máy đọc thẻ ATM... Tuy nhiên, cơ quan an ninh nhận định đây mới chỉ là các chân rết của đường dây tội phạm, còn những kẻ cầm đầu đều ở nước ngoài chỉ đạo qua mạng thông tin.

Phương thức phạm tội của các đối tượng là lắp đặt hệ thống liên lạc quốc tế qua mạng internet của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam như FPT, Viettel, SPT (TP.Hồ Chí Minh). Hầu hết những nơi cư trú của các đối tượng này đều được trang bị các thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm tấn công vào các mục tiêu. Chúng chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 8-10 tên, hoạt động ở nhiều địa điểm khác nhau, độc lập với nhau. Chỉ có tên cầm đầu mỗi nhóm mới biết các nhóm, mỗi nhóm lại được phân công nhắm vào các mục tiêu cụ thể (theo lời khai của các đối tượng, chúng đang nhắm vào các ngân hàng và công dân Trung Quốc ở các tỉnh Giang Tô, An Huy, Thượng Hải). Mỗi nhóm sử dụng hàng trăm điện thoại di động, hàng trăm simcard, hàng chục điện thoại cố định để chỉ đạo hoạt động phạm tội ở nơi chúng muốn gây án.

Loại tội phạm mới ở Việt Nam

Theo Thượng tá Tô Lâm, hiện cơ quan an ninh chưa phát hiện bị hại người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu cơ quan công an không kịp thời ngăn chặn thì rất có thể đường dây tội phạm này sẽ gây hậu quả xấu về an ninh và trật tự xã hội của nước ta.

Đại diện Bộ Công an Việt Nam cũng khẳng định, phần lớn trong số 99 đối tượng bị bắt đều đang bị truy nã ở Trung Quốc, Đài Loan. Vì vậy, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Trung Quốc, Đài Loan xử lý.

“Trong điều kiện nước ta mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới, tích cực hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều người sử dụng tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng quốc tế, đây là cơ hội để bọn tội phạm lừa đảo bằng công nghệ cao chiếm đoạt tiền của nhiều người. Bởi thế, các cơ quan chức năng và nhân dân hãy nêu cao cảnh giác, phát hiện những dấu hiệu phạm tội của chúng, kịp thời báo cáo cơ quan công an” - Thượng tá Tô Lâm nói.

Sơn Hà
  

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...