PGS Văn Như Cương nói về những vấn đề "nóng" của ngành giáo dục

  PGS Văn Như Cương cho rằng : từ năm 2013 việc thi tốt nghiệp phổ thông nên thay đổi theo hướng không phải là một kì thi cấp quốc gia. Không cần phải chung ngày thi, chung đề thi , cùng với những biện pháp căng thẳng như thi theo cụm, chấm chéo, thanh tra ủy quyền…Hãy xem thi tốt nghiệp chỉ ở mức độ cao hơn một ít so với các kì thi lên lớp. Kì thi nên được tiến hành ở các Sở GD&ĐT, do các Sở hoàn toàn chịu trách nhiệm và chủ động.

Ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng  PGS Văn Như Cương, hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh Hà Nội vẫn dành tất cả tâm huyết và cái nhìn phản biện, thẳng thắn  với mọi câu chuyện “ nóng” của ngành GD…

Giáo sư Văn Như Cương
PGS Văn Như Cương

- Nhìn lại một năm đã qua, ông thấy còn điều gì băn khoăn ở ngành giáo dục?

Còn quá nhiều băn khoăn. Mặc dầu đã gần hai năm trôi qua, từ khi  nghị quyết đại hội đảng lần thứ 11 đã xác định phải “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục”, nhưng hình như trạng thái của giáo dục vẫn là “bình chân như vại”, không nhúc nhích được chút nào gọi là có.

Bạo lực học đường vẫn xẩy ra như thế. Học thêm học nếm vẫn tràn lan như  thế. Lạm thu tiền đầu năm học vẫn nhiều như thế. Học hành vẫn nặng nề như thế. Thi cử vẫn căng thẳng như thế. Tiêu cực trong thi cử vẫn tồn tại như thế. Đời sống thầy cô giáo vẫn khó khăn như thế….   

-Thưa ông, năm 2013 được coi là năm bản lề để giáo dục chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới sau 2015. Là người rất tâm huyết với ngành giáo dục, ông mong muốn gì đối với ngành trong năm mới này?

Tôi mong rằng trong năm nay chí ít phải thông qua được dự án “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”. Phải lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, nhà giáo giục, nhà quản lí. Đồng thời những việc gì thấy cần thay đổi thì phải có biện pháp thay đổi ngay chứ không chờ đến sau năm 2015.  

- Có người cho rằng, năm 2013, giáo dục sẽ hết lạc đường. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

Lạc đường hay đúng đường còn phải chờ đợi xem dự án về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” được hoạch định như thế nào. Khoảng giữa tháng 12 năm 2012 đã có những hé mở đầu tiên của một vài nội dung của dự án được trình bày ở một vài hội thảo. Theo đó, một số vấn đề được công bố  như sau :

Đổi mới cơ bản của chương trình sau năm 2015 là chủ trương hướng tới sự hình thành năng lực người học thay vì tập trung vào nội dung kiến thức như hiện nay.

Chuẩn giáo dục không đong đếm bằng lượng kiến thức văn hóa mà được xét trên ba phương diện : phẩm chất, kĩ năng học tập phổ quát và kĩ năng thuộc các lĩnh vực học tập.

Đánh giá năng lực học sinh là  không quy về nội dung đã học mà được quy chuẩn theo mức độ phát triển năng lực người học . Việc đánh giá năng lực tập trung vào sự tiến bộ của người học hơn là để xếp hạng giữa các người học với nhau.

Dạy học tích hợp : Trước kia mỗi môn học có một cuốn SGK, nay có thể đưa ra những môn học tích hợp, nguyên liệu (?) được tập trung để giáo viên và học sinh dễ nắm bắt (?).

Dạy học theo logic phát triển đơn tuyến từng lĩnh vực, từng môn học là sai lầm lớn và phổ biến ở nhà trường VN. Cần khắc phực bằng dạy học tích hợp để tạo thành một cấu trúc vốn có của năng lực nhận thức con người về thế giới khách quan (?)

Hệ thống giáo dục phổ thông vẫn là 12 năm, bao gồm : Tiểu học 5 năm, THCS 4 năm và THPT 3 năm. Sẽ xóa bỏ độc quyền viết sách giáo khoa. Chương trình thì thống nhất toàn quốc, còn SGK thì tùy mỗi nơi có thể dùng SGK phù hợp.

Tất cả những chủ trương đó đều được trình bày với những thuật ngữ rất “đao to búa lớn”, rất lí thuyết và rất khó hiểu đối với đại đa số giáo viên…. Tôi hết sức lo lắng và mong rằng các “nhà cải cách” cần thực tế hơn, cần nhớ rằng “mọi lí thuyết đều màu xám…”. Cần thận trọng vì đổi mới không đúng thì có thể vẫn lạc đường, và thậm chí còn tệ hại hơn.

- Đối với giáo dục phổ thông, theo ông, thi cử trong năm 2013 sẽ cần phải được đổi mới như thế nào để phù hợp?

Thi tốt nghiệp phổ thông nên thay đổi theo hướng không phải là một kì thi cấp quốc gia. Không cần phải chung ngày thi, chung đề thi , cùng với những biện pháp căng thẳng như thi theo cụm, chấm chéo, thanh tra ủy quyền…Hãy xem thi tốt nghiệp chỉ ở mức độ cao hơn một ít so với các kì thi lên lớp. Kì thi nên được tiến hành ở các Sở GD&ĐT, do các Sở hoàn toàn chịu trách nhiệm và chủ động.

- Xin cảm ơn ông!

N. Thương

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.