“Ông Từ” với những kỷ niệm đặc biệt trong ngôi nhà của Bác

Ông Trần Viết Hoàn, người vẫn được bạn bè yêu quý gọi với cái tên “ông từ giữ đền” đã 39 năm gắn bó với nơi ở và làm việc của Bác Hồ. Ông là một pho từ điển sống lưu giữ những ký ức đẹp đẽ về Bác. Trò chuyện với ông, càng thấy thấm thía hơn tầm cao tư tưởng đạo đức của Người từ những điều thật giản dị.

Ông Trần Viết Hoàn, người vẫn được bạn bè yêu quý gọi với cái tên “ông từ giữ đền” đã 39 năm gắn bó với nơi ở và làm việc của Bác Hồ. Ông là một pho từ điển sống lưu giữ những ký ức đẹp đẽ về Bác. Trò chuyện với ông, càng thấy thấm thía hơn tầm cao tư tưởng đạo đức của Người từ những điều thật giản dị.

Vĩ đại từ những điều giản dị

Nằm khiêm tốn trong một góc nhỏ của khu tập thể Bảo tàng Hồ Chí Minh tại phố Vạn Bảo, Hà Nội, ngôi nhà của “ông từ” Trần Viết Hoàn tưởng chừng như không thể giản dị hơn. Người chủ của ngôi nhà giản dị ấy đang lưu giữ những ký ức vô cùng quý giá của một thời bên Bác.

c
Ông Trần Viết Hoàn

… Một buổi trưa, anh cảnh vệ Hoàn đi gánh nước tưới rau, đúng lúc Bác đi bách bộ theo thói quen mươi - mười lăm phút trước bữa ăn. Thấy Bác, anh giật mình lùi lại. Bác mới bảo: “Này chú, việc chú, chú cứ làm, việc Bác, Bác đi”. Lại có lần, anh gặp Bác trên đường khi đang đi xe đạp bèn xuống xe. Bác liền nói: “Bác có phải đền Bạch Mã đâu mà chú xuống xe”.

Theo lời ông Hoàn, những dịp đặc biệt, Bác Hồ cho anh em bảo vệ bắt cá từ ao mà thường ngày Bác vẫn chăm sóc để biếu các cụ già, cháu nhỏ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và để anh em cải thiện bữa ăn.

Một lần, vào năm 1968, anh em cảnh vệ bắt được một con cá trắm cỏ rất to. Nhưng khi đặt con cá lên cân thì không biết cách nào cân được vì đầu và đuôi của nó cứ chạm đất. Thấy vậy, Bác bèn nói với anh Đỉnh - Tổ trưởng Tổ nhà sàn: “Chú bê con cá và đứng lên cân, rồi trừ trọng lượng của chú đi thì ra trọng lượng con cá”. Mọi người làm theo lời Bác thì biết được con cá nặng tới 24kg.

Lúc đó, Bác nói: “Bắt con cá này lên để đề phòng cá lớn nuốt cá bé”. Mọi người nghe câu nói ấy của Bác mà càng thấy thấm thía lời dạy của Bác về đạo lý làm người, làm cán bộ. Cho đến mãi sau này, lời dạy ấy của Người vẫn luôn theo người cảnh vệ năm xưa khi ông giữ cương vị Giám đốc Khu di tích Phủ Chủ tịch. Mỗi lần làm hướng dẫn viên cho các đoàn khách, trong đó có các nguyên thủ quốc gia, ông đều kể lại câu chuyện trên, nhiều người nghe trầm ngâm mãi.

Ông Hoàn rưng rưng như chỉ mới hôm qua: “Lúc bệnh nặng, Người muốn được uống chút nước dừa. Các giáo sư, bác sĩ đều lắc đầu từ chối vì nước dừa không tốt cho sức khỏe của người bệnh nặng như Bác. Nhưng hiểu được lòng Bác, chúng tôi đã hái quả từ 2 cây dừa trước nhà sàn - đó là giống dừa miền Nam, tự tay Bác trồng và ngày ngày chăm sóc - hái mỗi cây một trái lấy nước hòa vào một cái cốc mang lên cho Bác.

Bác chỉ nhấp được một chút nước thôi. Lúc này, chúng tôi mới hiểu ý của Bác. Người muốn mang theo trong mình nỗi dịu ngọt, thiết tha, nỗi lòng đau đáu với đồng bào miền Nam”….

“Lộc” của Cụ Hồ

Là người trực tiếp canh gác bảo vệ Bác Hồ những ngày Bác ốm mệt, và ngay sau ngày Bác đi xa, là một trong số chiến sĩ công an ở lại để tiếp tục bảo vệ giữ gìn di sản của Bác, ông Hoàn vẫn nhớ như in những giây phút sắp đi xa của Người, nhớ cảm giác lạnh lẽo khi bước vào nhà sàn sau khi Bác mất.

Nửa thế kỷ qua, những dòng người vô tận từ khắp mọi miền của Tổ quốc Việt Nam, từ các quốc gia, châu lục trên thế giới vẫn tìm về căn nhà sàn đơn sơ của Bác Hồ để được thấy lại bóng hình của Người nơi vườn xưa chốn cũ. Và ông Hoàn, người cảnh vệ năm xưa, trở thành cầu nối cho nhân dân trong nước và bạn bè thế giới, trong đó có nhiều nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Mitterand, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Tăng Khánh Hồng… hiểu hơn về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.

Người cảnh vệ năm xưa tự hào trong suốt cuộc đời luôn giữ được mình, rèn mình không để vi phạm điều gì về đạo đức, nhân cách, không mảy may thu vén mưu lợi riêng. Suốt bao nhiêu năm qua, ông vẫn miệt mài nghiên cứu, tập hợp những tư liệu về Bác Hồ. Đến nay, ông đã có trên 30 công trình nghiên cứu về Bác đăng trên nhiều báo, tạp chí và một số đầu sách.

Ngẫm lại cuộc đời mình, ông thấy mừng một điều rằng, cả nhà ông đều quây quần bên Bác. Vợ ông trước khi về hưu làm kế toán ở Bảo tàng Hồ Chí Minh. Con trai ông hiện là trưởng phòng bảo vệ Khu Di tích, con gái làm ở phòng thuyết minh. “Đó là “lộc” của Cụ Hồ. Hưởng lộc, hưởng phước mà Cụ ban cho thì phải sống và làm việc cho xứng đáng”, ông Hoàn vẫn tự răn mình như thế.

Thu Hồng

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.