Nước mắt vùng ngập mặn

Nước mắt vùng ngập mặn
(PLVN) - “Ruộng vườn, lúa, hoa màu, cây trái chết khô. Việc tắm giặt, rửa rau đều phải xài nước mặn. Tiền chi mua nước ngọt tăng cao, trong khi sinh kế cũng khó khăn hơn. Chỉ có trẻ em được ưu tiên tắm sơ sơ nước ngọt cho khỏi bị ngứa. Cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn” - chị Hoa Tuyết, một người dân vùng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long bày tỏ nỗi niềm.

Cây héo, người buồn

Thực tế cho thấy, trong vòng gần 10 năm trở lại đây, lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuất hiện không theo chu kỳ, thậm chí có những năm lượng nước về rất thấp. Thay vào đó là tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền cả trăm cây số.

Đối với bà con ĐBSCL, mỗi mùa khô là mỗi lần ám ảnh. Tất cả các con sông của vùng bị mặn, nước máy cũng mặn chát. Đến tháng 3 - 4 là hầu hết không nhà nào còn nước ngọt. Đất, nước nhiễm mặn đã gây thiệt hại hàng trăm nghìn ha lúa và hoa màu, khiến cho hàng triệu người dân khu vực ĐBSCL lâm vào cảnh thiếu nước ngọt. Và cuộc sống người dân nơi đây lâm vào cảnh khó khăn.

Khi nghĩ tới số phận của gần 200 cây sầu riêng trong vườn, ông Nguyễn Văn Đệ (Cai Lậy, Tiền Giang), 65 tuổi rưng rưng. Cách đây hơn 10 năm, ông vay mượn vốn để trồng sầu riêng. 4 năm cho mùa vụ sai trái, ông Đệ thu hoạch tích cóp và dần trả được nợ. Nhưng đợt ngập mặn lịch sử vào mùa khô năm 2015-2016 và 2019-2020 đã khiến ông điêu đứng. Gần đây nhất là năm 2020, đất bị nhiễm mặn khiến gần 200 cây sầu riêng héo rũ, rễ cây chết mục. Xót cây, xót công mình vun hái, lại thất thu, ông Đệ ngẩn ngơ như xác không hồn.  

Không chỉ ông Đệ, những vườn cây chôm chôm, sầu riêng, măng cụt… của những người dân ở vùng ĐBSCL do đất bị nhiễm mặn rụng lá, chết mòn. Hoa màu, nông sản, lúa gạo cũng héo khô. Màu xanh bạt ngàn của các loại cây hoa trái bỗng biến mất thay vào đó là màu vàng úa, héo tàn. “12 công lúa thông minh của gia đình tôi đã chết sạch” - bà Vũ Thị Hòe, xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) buồn bã.

Không thu hoạch được, nhiều gia đình lâm vào cảnh kinh tế khó khăn. Có người không có tiền để đóng học cho con phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Có người còn nợ ngân hàng làm vốn trồng trọt cũng điêu đứng chẳng biết trông vào đâu để trả món nợ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. 

Đã khổ về kinh tế, người dân ĐBSCL còn khổ về nước sinh hoạt. Nữ ca sĩ Thủy Tiên đã từng rơi nước mắt và tâm sự trên trang cá nhân khi trực tiếp đến thăm bà con nơi đây. “Nếu ở biển độ mặn 22-40 thì ở Tiền Giang độ mặn 10-20, Bến Tre độ mặn 4-10. Dân đã rất khổ và cây trái khó thể sống. Ở nơi này nước sông độ mặn lên đến 34 mà nước còn cặn và rất hôi không thể dùng.

Có chị kể, từ ngày chị làm dâu ở đây mười mấy năm chưa có nghe nước ngọt nào vô. Chị phải chạy ra ngoài xa mua nước. Ở nhà nấu cơm xong là mấy đứa nhỏ với cả nhà lấy muỗng múc ăn chung trong một nồi luôn. Không ăn chén vì không có đủ nước dùng lấy đâu nước rửa chén. Cả nhà ăn nồi luôn đỡ phải tốn nước rửa.

Mà nay ba ngày rồi không còn miếng nước, ghe bán nước ba ngày nay cũng không ghé qua để chị ra mua chở về xài. Giữa lúc 12h trưa đi ngang, từ trẻ em gái trai đến bà lão hơn 80 tuổi trầm mình dưới nước bùn bẩn ngang cổ cả ngày, chỉ để bắt ốc kiếm chút tiền. Mỗi ngày như vậy họ được 10-20 nghìn đồng. Hình ảnh đó đã ám ảnh mình và mình đã khóc”.

Sống tại một trong những tỉnh đầu nguồn sông Tiền, bà con ở xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cũng phải xếp từng hàng dài trước vòi nước công cộng hiếm hoi còn có nước. Sau vài tiếng chờ đợi, họ mới có thể mang được vài can nhựa chất lên xe chở về nhà. Người dân miền sông nước Tây Nam Bộ phải đi xa mua nước ngọt với mức giá “trên trời”, có nơi đến 150.000-200.000 đồng/m3, mức giá cao gấp hàng chục lần so với giá nước sinh hoạt ở đô thị.

“Tiền chi mua nước ngọt tăng cao, trong khi sinh kế cũng khó khăn hơn. Lúa, rau chết khô, đồng tiền ngày càng khó kiếm hơn. Việc tắm giặt, rửa rau thì tất cả phải xài nước mặn, chỉ có trẻ em được ưu tiên tắm sơ sơ nước ngọt cho khỏi bị ngứa thôi” - đó là nỗi niềm của những người dân vùng ngập mặn.

Hoa hậu H’Hen Niê, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, diễn viên Phạm Huỳnh Đông… cùng bày tỏ nỗi lo xót xa. Việt Trinh viết: “ĐBSCL đang trong đợt hạn ngập mặn… Xót xa nhìn hàng chục ngàn héc ta lúa chưa ngậm đòng mà đã chết dần. Rất nhiều người dân miền Tây thuê đất để trồng lúa mà giờ lúa chết như vậy thương không cầm được nước mắt. Người nông dân dãi nắng dầm mưa trồng lúa để chúng ta mỗi ngày có bát cơm ngon. Con xin Phật Trời thương phù hộ cho nắng hạn, ngập mặn qua mau để nông dân chúng con đỡ khổ”.

Chương trình “Thấu hiểu hạn mặn - Tinh khiết miền Tây” sẽ giúp gần 100 nghìn học sinh miền Tây được tiếp cận nguồn nước tinh khiết.
Chương trình “Thấu hiểu hạn mặn - Tinh khiết miền Tây” sẽ giúp gần 100 nghìn học sinh miền Tây được tiếp cận nguồn nước tinh khiết.

Gần 100 nghìn học sinh miền Tây được tiếp cận nguồn nước tinh khiết

Những năm qua, có không ít cơ quan, đoàn thể và nhiều “sao” Vbiz như: MC Đại Nghĩa, Thuỷ Tiên, Ngọc Trinh, siêu mẫu Xuân Lan, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà... đã có những nghĩa cử cao đẹp để chung tay giúp đỡ người dân miền Tây.

Thuỷ Tiên đã chia sẻ hình ảnh quá trình lắp máy lọc nước đang gấp rút hoàn thành để mang về các tỉnh vừa khảo sát đặt máy. Theo Thủy Tiên, có tới 10 kỹ thuật viên tham gia khảo sát lắp đặt để đẩy nhanh tiến độ cho bà con có nước ngọt dùng. Ngoài ra, nữ ca sĩ cũng đích thân uống thử nước sau khi lọc để đảm bảo chất lượng.

Tại miền Tây, nước nhiễm mặn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kinh tế của người dân, trong đó, trẻ em là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Do đó, “Thấu hiểu hạn mặn - Tinh khiết miền Tây” sẽ đồng hành cùng các trường học trực tiếp trao tặng nguồn nước ngọt tinh khiết, an toàn cho các em học sinh, góp phần ngăn chặn bệnh tật có nguy cơ từ nguồn nước ô nhiễm.

Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Karofi vừa công bố chương trình “Thấu hiểu hạn mặn - Tinh khiết miền Tây” nhằm hưởng ứng chương trình “Điều ước cho em” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần triển khai Kế hoạch 29/KH-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021 - 2025.

Chương trình cũng thuộc chuỗi dự án “Tận tâm vì tương lai Việt” của Tập đoàn Karofi với mục tiêu trợ giúp những người dân yếu thế trong xã hội, có cơ hội tiếp cận nguồn nước tinh khiết đảm bảo.

Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết: “Thấu hiểu hạn mặn - Tinh khiết miền Tây” là một chương trình có giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Karofi đến người dân miền Tây nói chung và trẻ em nói riêng. Nhiều trẻ em Việt Nam vẫn đang thiếu thốn nhiều thứ, do đó, những nỗ lực này chắc chắn sẽ góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, giảm số lượng trẻ em thấp còi, suy dinh dưỡng, tạo điều kiện thiết yếu để các em phát triển khỏe mạnh cũng như mang lại cảm xúc tích cực cho xã hội”.

300 máy lọc nước sẽ được lắp đặt để các trường kịp thời có nguồn nước ngọt tinh khiết sử dụng trong mùa hạn mặn năm nay, cũng như cung cấp nước sạch an toàn uống trực tiếp quanh năm cho nhà trường. Gần 100 nghìn học sinh miền Tây được tiếp cận 50 triệu lít nước tinh khiết. Các thiết bị này được bảo hành 3 năm và bảo trì bảo dưỡng 5 năm.

Ông Vũ Đức Long - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, hiện dòng chảy thượng nguồn về ĐBSCL suy giảm, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế gia tăng từ cuối tháng 1/2021. Trong tháng 3 (từ 12-16/3, từ 25-29/3); riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3, 4 (từ 9-14/4, từ 24-28/4), sau giảm dần. Dự báo phạm vi xâm nhập mặn (4g/l) sâu nhất mùa khô năm 2021 tại các cửa sông Cửu Long khoảng 50-75km, trên các sông Vàm Cỏ từ 85-95km; sông Cái lớn từ 45-52km".

Ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo: "Theo chúng tôi nhận định thì tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL còn phụ thuộc nguồn nước thượng nguồn sông Mê Kông, triều cường, gió chướng và còn biến động trong thời gian tới. Do đó, các địa phương ở ĐBSCL cần cập nhật thường xuyên các bản tin dự báo, cảnh báo về tình trạng xâm nhập mặn tại địa phương, bố trí sản xuất hợp lý. Bên cạnh đó, cần chủ động thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng nước hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí và chủ động các biện pháp ứng phó với tình hình thực tế có thể xuất hiện".

Nhân Ngày Nước thế giới, khi cả thế giới cùng hướng về nước - tài nguyên quý giá quan trọng hàng đầu với sự sống, chương trình cũng muốn lan tỏa thông điệp tích cực tới cộng đồng về việc nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường nước, sử dụng nguồn nước sạch tinh khiết để bảo vệ sức khỏe gia đình, cùng chia sẻ khó khăn với những người thiếu may mắn đang sống trong vùng ô nhiễm nước và không có điều kiện tiếp cận nước sạch.

Tin cùng chuyên mục

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia

Cập nhật mới về áp thấp nhiệt đới trên biển

(PLVN) - Áp thấp nhiệt đới đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10km/h, có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 7h ngày 24/12, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10

Đọc thêm

Cảnh báo đợt mưa lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày mai, 21/12, thời tiết Bắc Bộ duy trì đêm không mưa, ngày nắng, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vài nơi. Sau đó từ ngày 23/12, khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to.

Những vụ hỏa hoạn gây rúng động Hà Nội

Hiện trường vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ.
(PLVN) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân, gây ám ảnh trong cộng đồng.

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.