Nước mắt “bà trùm tiền giả”

Các bị cáo trong 6 vụ án “Vận chuyển tiền giả khác” tại các tỉnh từ Bắc chí Nam thú nhận làm thuê cho Phùng Thị Liễu. Sau nhiều thời gian mai phục, công an bắt được Liễu. Khi toà hỏi: “Bị cáo có ân hận và lo lắng cho con cái của mình không?”, "bà trùm tiền giả" tắt nụ cười và nước mắt lăn dài...

Với những thủ đoạn tinh vi và liều lĩnh, các đối tượng trong đường dây buôn bán, vận chuyển tiền giả đã tìm đủ mọi cách vượt qua sự kiểm soát của cơ quan chức năng nhằm đưa vào trong nước một lượng tiền giả lớn hơn 1 tỷ đồng. Đầu mối của hàng loạt các vụ án vận chuyển tiền giả này mới đây đã phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật.

Vận chuyển tiền giả khắp cả nước

Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến cuối năm 2010 đã có bảy vụ án vận chuyển và lưu hành tiền giả với hàng chục bị cáo lần lượt được đưa ra xét xử tại các tỉnh, thành phố như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM, với tổng số tiền giả lên tới 1,245 tỉ đồng. 

bsbr

Từ năm 2001 đến cuối năm 2010 có 7 vụ án vận chuyển và lưu hành tiền giả với hàng chục bị cáo bị đưa ra xét xử. Ảnh minh họa.

Đáng chú ý trong các vụ án được đưa ra nghiêm trị trước pháp luật có bị cáo còn rất trẻ là Bùi Thanh Bình (sinh năm 1991, ở thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc).
Theo hồ sơ vụ án, tháng 1/2007, Bình sang chợ Pò Chài (Trung Quốc) tìm mua pháo nổ và làm quen với một người phụ nữ tên Liễu.

Sau đó, Liễu đưa Bình về nhà, giới thiệu với một người đàn ông tên Triệu (khoảng 60 tuổi, làm nghề xe ôm tại chợ Lũng Vài và sống chung với Liễu). Bình mua được hai thùng pháo diêm đồng thời được Liễu cho số điện thoại và dặn khi nào có việc sẽ liên hệ với Liễu. Về Vĩnh Phúc, Bình đem số pháo đi tiêu thụ nhưng bị phát giác và bị xử phạt hành chính.

Không hối cải, Bình còn cùng bạn bè xấu gây rối trật tự công cộng tại địa phương. Sau đó, Bình trốn sang Trung Quốc, được Liễu nhận làm con nuôi và trở thành tay chân đắc lực trong việc vận chuyển tiền giả về Việt Nam cho vợ chồng Liễu - Triệu.

Để việc vận chuyển tiền giả trót lọt, tránh bị các cơ quan chức năng phát hiện, Liễu mua nhiều đôi dép tông dạng xốp, sau đó hướng dẫn Bình dùng dao nhọn khoét rỗng trong đế dép theo kích cỡ từng loại mệnh giá tiền giả.

Khi có khách hàng đặt mua, Liễu dùng sợi chỉ buộc số tiền giả lại giấu vào phần đế dép đã được khoét rỗng rồi dùng kéo con voi 502 dán lại. Bình đi dép vào chân, vận chuyển vào Việt Nam, khi gặp đối tượng mua thì hai người đổi dép cho nhau.

 Ngày 13/1/2009, Bình vận chuyển tiền giả với số lượng lớn và buộc “hàng” vào bắp chân nhưng vẫn bị Đội biên phòng Đồng Đăng (Lạng Sơn) phát hiện. Tính đến thời điểm bị bắt, Bình đã vận chuyển 16 lần cho Liễu vào Việt Nam, 6 lần vận chuyện cho Nguyễn Mạnh Hà (sinh năm 1978) và Đặng Thành Tài (sinh năm 1976, đều ở Cà Mau) hàng trăm triệu đồng tiền giả.

Nguồn tin của cơ quan điều tra khẳng định Bình là con nuôi vận chuyển tiền giả cho Phùng Thị Liễu. Tuy nhiên, khi bị bắt, Bình nhất định không khai ra Liễu mà khai gian dối rằng mình nhận tiền giả từ một người tên Minh.

Ngày 3/2/2010, TAND tỉnh Lạng Sơn tuyên phạt Bùi Thanh Bình 10 năm tù giam. Các đối tượng liên quan là Nguyễn Mạnh Hà lĩnh 14 năm tù; Đặng Thành Tài 12 năm tù. Riêng đối tượng Lê Quang Vinh (sinh năm 1979, ở Bà Rịa - Vũng Tàu) theo Bình khai đã nhận hơn 900 triệu tiền giả và đang bị Công an tỉnh Cà Mau truy nã.

Ngoài vụ án Bùi Thanh Bình, còn có sáu vụ án “Vận chuyển tiền giả khác” tại các tỉnh từ Bắc chí Nam mà các bị cáo đều thú nhận rằng mình chỉ là người làm thuê cho Phùng Thị Liễu. Tuy vậy, do không xác định được Liễu là ai và ở đâu nên lực lượng chức năng chưa thể tóm được kẻ đầu mối phân phối tiền giả. Vậy Phùng Thị Liễu là ai?

Chân dung “bà trùm”

Đi sâu vào điều tra, các lực lượng công an rồi cũng xác định được Phùng Thị Liễu đang cư trú bất hợp pháp tại Trung Quốc và có được nhận dạng của Liễu qua một đối tượng có tiền án từng là người tình của “trùm buôn tiền giả” này.  

hthsh
Bị cáo Phùng Thị Liễu

Nhưng sau khi “con nuôi” Bùi Thanh Bình bị bắt, Liễu đã chuyển vào hoạt động bí mật và hạn chế tiếp xúc người lạ nên việc truy bắt Liễu vẫn không có tín hiệu khả thi.

Vụ án đi vào bế tắc cho đến khi Liễu đột ngột quay về Việt Nam để móc nối khách mua tiền giả và thăm người con gái đầu đang ở với mẹ già tại Bắc Giang.

Ngày 5/1/2010, một người phụ nữ với dáng vẻ khả nghi, lấm lét vượt biên bị lực lượng biên phòng cửa khẩu Hữu Nghị bắt giữ kiểm tra. Khi xem xét các giấy tờ tùy thân, lực lượng chức năng khẳng định đây chính là Phùng Thị Liễu, đối tượng chuyên cung cấp tiền giả mà Công an tỉnh Lạng Sơn đang phát lệnh truy nã.

Cơ quan công an đã dựng lại được hành tung và quá trình phạm tội của Liễu. Theo đó, Phùng Thị Liễu sinh năm 1965, đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn Tân Trung 1, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang nhưng sang Lũng Nghịu, Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc làm ăn sinh sống.

Liễu từng có một tiền án vào tháng 1/2000 khi về Việt Nam tổ chức việc buôn bán người, bị TAND tỉnh Bắc Giang kết án 3 năm tù giam. Thụ án được một thời gian ngắn, Liễu được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù do có thai và phải chăm sóc con nhỏ.

Năm 2004, Liễu đưa hai con gái là nhỏ (một 6 tuổi, một 8 tuổi) bỏ trốn khỏi địa phương sang Lũng Nghịu sống như vợ chồng với một người đàn ông tên Triệu (người Trung Quốc). Biết Triệu có thể lấy nguồn hàng tiền giả polyme trong nội địa, Liễu liền móc nối với một số đối tượng để đưa tiền giả vào trong nước kiếm lời.

Trả giá

Trong tất cả các vụ án kể trên, Liễu tuyệt nhiên không khai nhận bất kỳ ai mà thị từng cung cấp tiền giả. Tại TAND tỉnh Lạng Sơn sáng 30/12/2010, Bùi Thanh Bình vẫn quyết phủ người đứng ở vành móng ngựa kia là Liễu, trong khi tất cả các bị cáo trong các vụ án liên quan đều khẳng định đó chính là Phùng Thị Liễu. Bình cũng không nhận mình là con nuôi của Liễu và không vận chuyển tiền giả cho Liễu. 

ulo
Bùi Thanh Bình

Trước thái độ bất hợp tác của Liễu và Bình, chủ tọa phiên tòa đã tách Liễu ra phòng khác để tiến hành đối chất lời khai của các bị cáo liên quan. Trước những bằng chứng không thể chối cãi và kiên trì đấu tranh tư tưởng, Liễu chỉ thừa nhận hành vi cung cấp tiền giả cho các đối tượng của ba trong tổng số 7 vụ án vận chuyển tiền giả trước HĐXX với số tiền vẻn vẹn 29 triệu đồng.

Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt Phùng Thị Liễu 20 năm tù giam về hành vi “Lưu hành tiền giả” theo Khoản 3, Điều 180 Bộ luật Hình sự.

Liễu có tới 5 người con gái, trong đó, chỉ có con gái đầu lòng 16 tuổi đang ở Bắc Giang, còn bốn người con còn lại sinh trú tại Khá Phòng, Ái Khẩu, Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc. Khi được hỏi: “Bị cáo có ân hận và lo lắng cho con cái của mình không?”, lúc này bị cáo mới tắt nụ cười và nước mắt lăn dài trên gò má.

P.V.

Đọc thêm

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.

Bắt tạm giam người điều khiển tàu khách gây tai nạn trên sông Tiền

Lực lượng chức năng tống đạt các Quyết định và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được.
(PLVN) - Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thuỷ trên sông Tiền, đoạn thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làm 1 người chết và 2 người bị thương. Chiều ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được (SN 1982, trú xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.