NSND Trần Hạnh: Cuộc đời còn buồn khổ hơn phim

(PLVN) - Ở tuổi 90, NSND Trần Hạnh vẫn phải rau cháo, giặt giũ cho con. Ngày ngày, ông ngồi góc cổng khu B Ga Hà Nội bán xăng và rất nhiều thứ lặt vặt khác để mưu sinh cùng gia đình.

NSND Trần Hạnh đã trút hơi thở cuối cùng vào sáng 4/3 tại nhà riêng, hưởng thọ 92 tuổi. Sự ra đi của NSND Trần Hạnh để lại cho khán giả nhiều nỗi tiếc thương.

Những vai diễn để đời của NSND Trần Hạnh

Nhớ NSND Trần Hạnh, nhớ đến những vai diễn đã đi vào lòng khán giả với vẻ khổ hạnh, đáng thương, những vai nông dân hiền lành, chất phác. Khán giả sẽ không quên hình ảnh NSND Trần Hạnh trong vai ông bí thư đảng ủy của phim "Làng nổi", bố An trong "Truyện cổ tích tuổi 17", bố Lài trong "Tướng về hưu", ông Khiển trong "Người cầu may", ông Cần trong "Cuốn sổ ghi đời", ông Lâm trong "Chiếc bình tiền kiếp", bố Mai trong "Hãy tha thứ cho em"...

Năm 1996, ông giành giải Nam diễn viên xuất sắc trong phim truyện "Nước mắt đàn bà" tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11. Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2010, ông nhận giải Cống hiến cho vai ông Thống trong phim "Ngõ lỗ thủng" của đạo diễn Quốc Trọng.

NSND Trần Hạnh: Cuộc đời còn buồn khổ hơn phim! - 1

 NSND Trần Hạnh trong phim "Ngõ lỗ thủng". (Ảnh chụp màn hình)

Với phim "Ngõ lỗ thủng", NSND Trần Hạnh đóng vai ông Thống, bố của hai cô Hạnh và Sương. Ông Thống sống cả đời nghèo khổ nhưng đến khi hai người con gái của ông trưởng thành, họ không cam chịu cuộc sống như vậy nên đã tìm mọi cách để làm giàu cho bản thân. Ông Thống lo lắng, bất lực khi các con bỏ việc, suốt ngày "đú đởn", quần quần áo áo, dần sa vào tội lỗi.  Bộ phim cũng gợi lại những tháng ngày trong thời kỳ bao cấp của những năm 80 thế kỷ trước.

Nhân vật ông Cần trong phim "Cuốn sổ ghi đời" của NSND Trần Hạnh cũng ghi dấu ấn với hình ảnh người cha thương con, muốn kiếm cho mỗi đứa con một mảnh đất để khỏi phải ra đụng vào chạm nên kiếm tiền bằng cách thu nhặt những vỏ lon bia, những điếu thuốc lá... Được đồng nào đem cất đi đồng ấy và ghi cẩn thận vào một cuốn sổ mà đến lúc chết vẫn không thể hoàn thành tâm nguyện…

NSND Trần Hạnh từng nói, vai ông Cần là vai diễn tâm đắc vì giống với cuộc sống của chính ông ngoài đời thực.

Với "Chiếc bình tiền kiếp", NSND Trần Hạnh vào vai ông Lâm- một người nông dân khắc khổ, vất vả và rước họa vào nhà vì hư vinh.

Trong một lần vô tình tìm được một chiếc bình được chôn dưới đất, ông Lâm tưởng rằng chỉ là chiếc bình bình thường nhưng sau khi bị một chuyên gia đồ cổ lừa bảo rằng, bình này vô giá, ông đã quyết định đem cất giữ như một báu vật...

"Cuộc đời tôi còn khổ hơn phim"

Chia sẻ về các vai diễn khắc khổ, nghệ sĩ Trần Hạnh từng bộc bạch rằng, cuộc đời thực của ông có khi còn buồn và khổ hơn phim.

Gần chục năm, ông phải tự tay cơm nước, chợ búa, giặt giũ, chăm sóc cho người vợ bị liệt nửa người sau khi bị tai biến mạch máu não. Năm 2011. vợ ông mất.

Dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn phải chăm cậu con trai út tuổi bị ngớ ngẩn do nhiều năm trước bị tai nạn xe máy chấn thương sọ não.

Ông thân gà trống nuôi con, ở tuổi gần 90, vẫn ngày ngày ngồi góc cổng khu B Ga Hà Nội bán xăng và rất nhiều thứ lặt vặt khác để mưu sinh cùng gia đình.

NSND Trần Hạnh: Cuộc đời còn buồn khổ hơn phim! - 2

NSND Trần Hạnh. (Ảnh: Hà Tùng Long)

"Sức khỏe của tôi bây giờ cũng kém đi nhiều lắm. Mỗi bữa ăn được lưng bát cơm, sáng lưng bát, chiều lưng bát, trưa ăn quà với con dâu ở cửa hàng. Nhiều người bảo tôi ăn tốt vào mới khỏe nhưng tôi không ăn được. Cách đây một năm, mỗi bữa tôi còn ăn được vài bát phở, còn bây giờ tôi chỉ ăn được có nửa bát mà cũng vất vả lắm. Đến tuổi này rồi, sức khỏe mỗi lúc một yếu dần đi như ngọn đèn hết dầu ấy.

Bây giờ mắt bên phải của tôi là hoàn toàn không nhìn thấy gì, mắt bên trái chỉ còn 40%. Mỗi lần người ta đưa kịch bản mời tôi đóng tôi toàn phải nhờ con dâu đọc cho nghe còn mình ngồi nhẩm để thuộc thoại. Bình thường nhìn mọi thứ xung quanh cũng chỉ là cái bóng thôi chứ không rõ hình hài và màu sắc nữa.

Chân tay đi lại cũng run rẩy và yếu lắm. Tay phải cũng không nắm được thì nữa. Nhiều khi các con phải bê cơm đến tận giường cho tôi vì sợ tôi đi lại vấp ngã. Lương hưu bây giờ tôi không thể đi nhận được vì không ký nổi. Tôi phải làm giấy ủy quyền nhờ con dâu đi nhận hộ", ông từng chia sẻ về tình trạng sức khỏe của mình trên Dân trí.

Đọc thêm

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại TP HCM, các thí sinh Hoa hậu Quốc gia Việt Nam tham gia 2 phần thi: Người đẹp tài năng và Người đẹp nữ công gia chánh. Phần thi Người đẹp nữ công gia chánh là phần thi mới lạ, mang tinh thần tôn vinh văn hóa và truyền thống của người phụ nữ Việt.

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024
(PLVN) - Tối 15/12, tại Quảng trường Biển Marina Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh, vượt qua 26 thí sinh nổi bật, Dương Trà Giang, người đẹp đến từ Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc Gia Hà Nội xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu cuộc thi Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024.