Nô nức đi lễ đền, chùa đầu năm ở Quảng Ninh

Đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả) thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh đến chiêm bái mỗi ngày.
Đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả) thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh đến chiêm bái mỗi ngày.
(PLVN) - Đầu năm, nhiều gia đình ở Quảng Ninh nô nức đi đền, chùa chiêm bái, thể hiện lòng thành kính, biết ơn và cầu chúc may mắn sẽ đến trong năm mới...

Những điểm đến thu hút đông người ngày đầu năm: Chùa Long Tiên, Đền Cửa Ông, Đền Cái Lân…

Chùa Long Tiên tọa lạc ở vị trí dưới chân núi Bài Thơ, ngọn núi nổi tiếng đã đi vào thơ ca nhạc họa, thuộc địa phận phố Long Tiên, thành phố Hạ Long.
Chùa Long Tiên tọa lạc ở vị trí dưới chân núi Bài Thơ, ngọn núi nổi tiếng đã đi vào thơ ca nhạc họa, thuộc địa phận phố Long Tiên, thành phố Hạ Long.

Bà Đinh Thị Ngọc (78 tuổi, ở phường Hùng Thắng, TP Hạ Long) cho biết: “Hôm nay là mùng 1 Tết, cả gia đình tôi đi đền, chùa cầu mong năm mới vạn sự cát tường, các con các cháu thêm gắn kết và yêu thương nhau hơn”.

Tương truyền, thời nhà Trần, tại vị trí 6 cửa sông đổ ra biển, Hưng Đạo Vương đã cho xây dựng một ngôi đền để cai quản sông nước là đền Cái Lân. Đây là một trong nhiều ngôi đền thờ Mẫu Thoải phủ hay còn gọi là Mẫu Đệ Tam. Theo dân gian, chính sự linh thiêng của Thánh Mẫu đã giúp quan quân nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông trong nhiều trận thuỷ chiến miền Đông Bắc.
Tương truyền, thời nhà Trần, tại vị trí 6 cửa sông đổ ra biển, Hưng Đạo Vương đã cho xây dựng một ngôi đền để cai quản sông nước là đền Cái Lân. Đây là một trong nhiều ngôi đền thờ Mẫu Thoải phủ hay còn gọi là Mẫu Đệ Tam. Theo dân gian, chính sự linh thiêng của Thánh Mẫu đã giúp quan quân nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông trong nhiều trận thuỷ chiến miền Đông Bắc.
Lễ chùa đầu năm là một phong tục truyền thống ý nghĩa của người Việt.
Lễ chùa đầu năm là một phong tục truyền thống ý nghĩa của người Việt.

Ông Nguyễn Hồng Thái (60 tuổi, ở phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) chia sẻ: “Đầu năm nào tôi cũng đưa gia đình đến đền, chùa thắp hương, dâng lễ, mong cầu bình an cho cả gia đình, xong rồi mới đi đâu thì đi. Sau khi đến chùa, cảm thấy có thêm nguồn lực tinh thần, thấy vững tâm hơn”.

Đi lễ chùa cùng nhau là dịp để mọi người gắn kết tình cảm.
Đi lễ chùa cùng nhau là dịp để mọi người gắn kết tình cảm.
Đi lễ chùa đầu năm góp phần giúp con người hướng đến những giá trị sống tốt đẹp, lương thiện.

Đi lễ chùa đầu năm góp phần giúp con người hướng đến những giá trị sống tốt đẹp, lương thiện.

Chị Phạm Hương Giang (45 tuổi, ở phường Yết Kiêu, TP Hạ Long) cho rằng, cả năm bận rộn, nhiều gia đình thường chỉ tụ họp đủ đầy vào Tết. Đi chùa đầu năm giúp mọi người ý thức hơn về tình cảm gia đình, hướng đến sống thiện, tránh xa cái ác.

Tục xin chữ đầu năm thể hiện tôn sư trọng đạo

Tục xin chữ đầu năm thể hiện tôn sư trọng đạo

Người dân nô nức đến chùa hành lễ, cầu năm mới bình an và may mắn.
Người dân nô nức đến chùa hành lễ, cầu năm mới bình an và may mắn.
Đền Cửa Ông tọa lạc tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả. Đây là nơi thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần. Năm 2017, đền Cửa Ông được Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.
Đền Cửa Ông tọa lạc tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả. Đây là nơi thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần. Năm 2017, đền Cửa Ông được Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lưu giữ văn hóa truyền thống từ những lễ hội xuân

Những đĩa xôi của Chi hội 2 Hội làng nghề truyền thống Xôi Phú Thượng được trang trí với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân”. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tháng Giêng là thời điểm các tỉnh, địa phương tại Việt Nam nô nức tổ chức những lễ hội truyền thống. Mỗi lễ hội đều có một vẻ đẹp, nét độc đáo riêng biệt góp phần lưu giữ “hồn cốt” Việt Nam từ hàng nghìn năm nay.

Linh thiêng lễ hội Đền Thượng

Linh thiêng lễ hội Đền Thượng
(PLVN) - Sáng nay - 12/2 (tức 15/1 âm lịch), hàng nghìn du khách thập phương và nhân dân tỉnh Lào Cai cùng hội tụ dưới gốc cây đa ngàn năm tuổi để dự lễ “Khai hội đền Thượng năm 2025". Lễ hội đền Thượng là lễ hội để tưởng nhớ công lao vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ gìn hòa bình và tạo cuộc sống no ấm cho nhân dân.

Lễ tế dân gian tại Lễ hội đền Thượng năm 2025

Lễ tế dân gian tại Lễ hội đền Thượng năm 2025
(PLVN) - Chiều ngày 11/2/2025 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Thượng, thành phố Lào Cai đã diễn ra lễ tế dân gian truyền thống. Đây là một trong những nghi lễ trang nghiêm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội đền Thượng.

Sắp diễn ra Lễ hội đình Lục Nà (Bình Liêu)

Đình Lục Nà thờ Thành hoàng làng - Hoàng Cần, ngôi đình tọa lạc tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
(PLVN) - Từ ngày 12-14/2 (tức ngày 15-17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại xã Lục Hồn diễn ra Lễ hội đình Lục Nà năm 2025. Đây là Lễ hội đình duy nhất tại huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh). Lễ hội đã trở thành điểm hẹn văn hóa đầu Xuân với nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Đông đảo du khách trẩy hội Lim Xuân Ất Tỵ

Đông đảo du khách trẩy hội Lim Xuân Ất Tỵ
(PLVN) - Sáng 9/2 (tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hội Lim chính thức khai mạc tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất của miền quê Quan họ, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi, dù giá rét.

Rộn ràng và đặc sắc Lễ hội Cầu ngư ở Vân Đồn

Tế lễ cầu ngư.
(PLVN) - Ngày 9/2, tại Cảng cá Cái Rồng, huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) diễn ra Lễ hội Cầu ngư lần thứ II và phát động phong trào thi đua lao động sản xuất năm 2025 với tinh thần “vươn khơi bám biển - đoàn kết phát triển - giữ gìn vững chắc biển đảo quê hương”.

Sắp khai hội Đền Thượng Lào Cai

Sắp khai hội Đền Thượng Lào Cai
(PLVN) - Ngày 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), tại Khu di tích Đền Thượng, thành phố Lào Cai, Ban tổ chức Lễ hội Đền Thượng năm 2025 tổng duyệt chương trình khai hội trước khi lễ chính thức diễn ra vào ngày 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng âm lịch).

Sắp diễn ra Lễ hội Mở cửa biển tại huyện đảo Cô Tô

Lễ hội Mở cửa biển gắn liền với niềm tin, tín ngưỡng của người dân vùng biển tôn thờ cá Ông.
(PLVN) - Lễ hội Mở cửa biển năm nay được tổ chức trong 2 ngày, 11-12/2/2025 (tức ngày 14-15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại vùng biển xã Thanh Lân, huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) với nhiều điểm nhấn và các nghi lễ tâm linh thiêng liêng, đặc sắc...