Những vụ “đạo văn” chấn động thế giới

Tổng thống Hungary Pal Schmitt
Tổng thống Hungary Pal Schmitt
(PLO) - Không ít chính trị gia, học giả trên thế giới đã phải trả giá đắt cho hành vi “đánh cắp chất xám” của người khác.

Mất chức vì "cắt và dán"!

Nói đến những người “thân bại danh liệt” vì đạo văn không thể không nhắc đến trường hợp cựu Tổng thống Hungary Pal Schmitt. Tháng 4/2012, ông này đã buộc phải từ chức nguyên thủ quốc gia sau khi bị tước bằng tiến sỹ vì cáo buộc đạo văn trong luận án năm 1992. Bằng cấp của cựu tổng thống Hungary bị thu hồi sau khi Trường Đại học Semmelweis ở Budapest tiến hành điều tra và phát hiện ra rằng phần lớn luận án về Thế vận hội hiện đại của ông Schmitt được sao chép từ các công trình nghiên cứu của 2 tác giả khác.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hồi tháng 9 vừa qua cũng đã được một phen “điêu đứng” vì cáo buộc đạo văn trong luận án tiến sĩ của mình. Tờ nhật báo ABC ở Tây Ban Nha tố ông Sanchez sử dụng kỹ thuật “cắt và dán”, sao chép các thông tin trong các bài viết của một số nhà kinh tế và từ bài thuyết trình của một Bộ trưởng công nghiệp trong luận án tiến sĩ về những tiến bộ trong chính sách ngoại giao kinh tế Tây Ban Nha năm 2012. Tuy nhiên, ông Sanchez một mực bác bỏ cáo buộc này, đồng thời tuyên bố sẽ có hành động pháp lý để bảo vệ danh dự và uy tín của bản thân.

Động thái của ông Sanchez diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Monton đã buộc phải từ chức sau khi bị kênh truyền hình “La Sexta” phanh phui việc đã sao chép tới 19 trang trong số 52 trang trong công trình nghiên cứu bà từng thực hiện để lấy bằng thạc sĩ Luật của Đại học Rey Juan Carlos. Trước đó, bà Cristina Cifuentes - một thành viên của đảng Nhân dân (PP) đối lập - cũng đã phải từ chức Chủ tịch Cộng đồng Khu tự trị Madrid vì cáo buộc tương tự.

Tại Séc, chỉ trong vòng 1 tuần của giữa tháng 7 vừa qua, Chính phủ mới được thành lập và chưa kịp họp phiên đầu tiên của Tổng thống Andrej Babiš’ đã mất đi 2 bộ trưởng là Bộ trưởng lao động và các vấn đề xã hội Petr Krčál và Bộ trưởng tư pháp Tatana Mala. Cả 2 người này đều tự nguyện từ chức vì bị dính cáo buộc đạo văn. Trong đó, luận văn tốt nghiệp đại học của ông Krčál bị tố đi sao chép đến 40 trang, tức chiếm đến 3/4 công trình.

Xa hơn, năm 2011, khi đang được xem là ngôi sao sáng nhất trong nội các của Thủ tướng Angela Merkel, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Guttenberg cũng đã buộc phải từ chức sau khi thừa nhận sao chép một phần trong luận án tiến sỹ. Việc từ chức này diễn ra vài ngày sau khi ông này bị thu hồi lại bằng tiến sỹ vì hành vi “đạo văn”. 2 năm sau, đến lượt Bộ trưởng giáo dục Đức Annette Schavan cũng phải từ chức sau khi trường đại học mà bà này từng làm luận án tiến sỹ kết luận “cố tình thể hiện sản phẩm trí tuệ không do bà tạo ra”. Cáo buộc đạo văn nhằm vào bà này còn đáng xẩu hổ hơn vì bà là người giám sát các trường đại học Đức và còn từng mạnh miệng chỉ trích ông Guttenberg khi ông này “ngã ngựa”.

Năm 1987, khi đang chạy đua vào chức tổng thống Mỹ, cựu Phó tổng thống Joe Biden cũng đã buộc phải bỏ cuộc giữa chừng vì bị phát hiện đã sử dụng nhiều phần trong các bài phát biểu của các chính trị gia khác trong chiến dịch tranh cử. Một trường hợp nổi tiếng khác ở Mỹ là ứng viên nghị sỹ Vaughn Ward của bang Idaho. Khi tưởng chừng đã nắm chắc trong tay ghế Hạ nghị sỹ thì ông này lại bị tố mượn lời của nhiều người khác mà không xin phép, trong đó có cả bài phát biểu của cựu Tổng thống Barack Obama.

Cựu Phó tổng thống Joe Biden
Cựu Phó tổng thống Joe Biden

Học giả khốn đốn vì “mượn” mà không dẫn nguồn!

Việc đạo văn không chỉ xảy ra với những người bình thường mà nhiều học giả, nhà nghiên cứu cũng đã mất tất cả sự nghiệp và danh tiếng của mình vì hành vi “mượn không xin phép”. Hồi tháng 9 vừa qua, ông H Gilbert Welch – giáo sư y khoa được đánh giá là một trong những nhà nghiên cứu có uy tín nhất tại Mỹ về sàng lọc ung thư - đã phải từ chức tại Viện chính sách y tế và thực hành lâm sàng Dartmouth ở Lebanon, New Hampshire sau khi một cuộc điều tra nội bộ kéo dài 2 năm kết luận ông này đã sao chép trái phép công trình nghiên cứu của một đồng nghiệp ít tuổi hơn.

Ông H Gilbert Welch
Ông H Gilbert Welch 

Tháng 4/2018, Ông Gregory J. Vincent - Chủ tịch trường đại học Hobart and William Smith – cũng đã phải từ chức sau khi bị tố đã sao chép ít nhất 1 trang mà không dẫn nguồn trong luận án tiến sỹ giáo dục được ông bảo vệ tại trường Đại học Pennsylvania vào năm 2004. Nghiêm trọng hơn, đầu năm 2016, 179 giáo sư tại 110 trường đại học ở Hàn Quốc đã bị truy tố và đề nghị mức án lên đến 18 tháng tù giam vì hành vi đánh cắp trắng trợn công trình của người khác rồi đề tên mình vào và xuất bản thành sách.

Như vậy, các trường hợp bị phát hiện đạo văn thường tự chủ động chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, cũng không ít người đã bị xử lý cả về trách nhiệm dân sự lẫn hình sự. Ví dụ, nhà nghiên cứu người Mỹ Craig Grimes đã bị cấm nhận tiền tài trợ nghiên cứu trong 2 năm sau khi suýt bị truy tố về tội gian lận hình sự vì hành vi đạo văn. Tại Ấn Độ, năm 2012, cựu Phó chủ tịch của trường Đại học Delhi đã bị tống giam về cáo buộc sao chép trái phép công trình nghiên cứu của đồng nghiệp. Cùng năm đó, một giáo sư người Ba Lan cũng suýt phải nhận án tù 3 năm vì vi phạm luật bản quyền khi đạo văn trong một cuốn sách.

Trước tình hình này, Anh và một số nước khác đang tìm cách hình sự hóa hành vi gian lận kiến thức này. Đầu năm 2017, Chính phủ Anh cho biết đang xem xét phạt tiền hoặc xử lý hình sự đối với những sinh viên các trường đại học bị bắt quả tang mua tiểu luận trên mạng. Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh những người quan tâm đến ngành giáo dục Anh đang lo ngại rằng sự bùng nổ “ngành công nghiệp sản xuất bài luận” sẽ đe dọa đến chất lượng tấm bằng đại học của Anh.

Cơ quan đảm bảo chất lượng Anh cũng đề nghị chính phủ xem xét đưa ra một số tội danh hình sự mới để chống lại tình trạng sinh viên đi thuê người viết bài luận, trong đó có tội danh “hỗ trợ hay chi tiền cho người khác để thực hiện hành vi không trung thực trong học tập”.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.