Những tư liệu "vô nhị" khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

“Năm 1816, trước những hoạt động mạnh mẽ, liên tục để thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ, vua Gia Long đã chính thức cắm một mốc lớn trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều người phương Tây đương thời lúc đó đã nói đây là một hành động độc nhất vô nhị, và họ không thể hình dung nổi sau này ai có thể tranh dành được chủ quyền với quốc gia đó”.

Đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông và vịnh Thái Lan. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: “Năm 1816, trước những hoạt động mạnh mẽ, liên tục để thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ, vua Gia Long đã chính thức cắm một mốc lớn trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhiều người phương Tây đương thời lúc đó đã nói đây là một hành động độc nhất vô nhị, và họ không thể hình dung nổi sau này ai có thể tranh dành được chủ quyền với quốc gia đó”.

Tư liệu, bản đồ khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”.
Tư liệu, bản đồ khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”.

Đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX vua Minh Mệnh đã đưa hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao nhất của thời quân chủ  với nhiều hình thức và biện pháp. Như khai thác hóa vật, hải sản, tổ chức thu thuế, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, cứu hộ tàu thuyền bị nạn, lập bia chủ quyền…

Nhiều tư liệu trong dân gian và cả tư liệu ở nước ngoài thu thập được (mang dấu ấn của triều đình lúc đó) cho thấy vua Minh Mệnh đã quan tâm đặc biệt tới vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.

Ví dụ điển hình là ở Nghi Sơn người ta phát hiện ra một văn bản ghi rõ cách lãnh đạo, tổ chức cho người ra Hoàng Sa, Trường Sa như thế nào (có dấu của Triều Đình), ngoài ra còn tìm thấy những bản tấu, báo cáo xin ra Hoàng Sa, vì điều kiện thời tiết không thuận lợi hoặc do vua bận quá nên tạm trì hoãn, vua đã phê lý do và ghi chữ “đình” lên những bản báo cáo đó.

Xét về mặt văn bản thì đây là những bằng chứng hết sức có giá trị, cho thấy sự quan tâm cụ thể của vua chúa lúc bấy giờ đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1909, lợi dụng hoàn cảnh Việt Nam đang bị mất chủ quyền và thực dân Pháp chiếm giữ chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc lần đầu tiên cho người ra Hoàng Sa, tự phong là có công “phát hiện” và tùy tiện đặt tên mới cho đảo. Mở đầu giai đoạn tranh chấp, tranh biện trên Biển Đông kéo dài đến tận ngày nay.

Bộ tư liệu về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa vô cùng phong phú, đa dạng, là toàn bộ sự thật mang đậm chất liệu đời sống của con người và ý chí Việt Nam từ thời xưa cho đến nay.

Gần 150 bản đồ cùng nhiều các tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm khác được tìm thấy bởi các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế.

Ông Lê Văn Nghiêm – Cục trưởng cục Thông tin Đối ngoại nói: “Đã có chủ trương để công bố giới thiệu những bằng chứng lịch sử chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ra rộng rãi bạn bè quốc tế, tuy nhiên, công tác tuyên truyền đối ngoại bị phụ thuộc vào tuần Việt Nam, ngày Việt Nam ở nước ngoài.

Vì vậy sẽ cố gắng làm số hóa 4 file tư liệu bao gồm văn bản, nghe nhìn, bản đồ và phim ảnh để có điều kiện hiểu hơn về chủ quyền biển đảo Việt Nam”.

Phiên bản của các văn bản Hán Nôm, Văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX và 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hiện có tại Viện bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chưa phải là tất cả. Thực tế, vẫn còn rất nhiều các bằng chứng cụ thể, có giá trị bị tản mát ở nhiều nơi và đang trong quá trình thu thập, tìm kiếm.

Năm 1908, 1919 và 1933, nhà nước Trung Quốc đã xuất bản ba cuốn atlats (tập bản đồ chính thức) gồm atlats Trung Quốc địa đồ, và hai bản atlats Trung Hoa bưu chính dự đồ in bằng ba thứ tiếng Anh – Trung – Pháp. Cương giới cực Nam của Trung Quốc trong các atlat này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam mà không hề nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Chứng tỏ rằng cho đến khi nhà Thanh phát hành các atlat này vào năm 1980 và sau đó chính quyền Trung Hoa dân quốc tái bản vào năm 1919 và 1933, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vẫn nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử” hết sức phi lý của Trung Quốc.

Vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vẫn đang được thực hiện một cách liên tục, từng bước khẳng định giá trị lịch sử chủ quyền bằng cách xác lập trên cơ sở hòa bình.

Tại buổi triển lãm Bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chức lịch sử” nhóm 6 bạn trẻ đến từ khoa xã hội học trường Đại học KHXH&NV đã đến tìm hiểu để có thêm tư liệu cho bài dự thi “Tuổi trẻ với tình yêu biển đảo quê hương” do ban tuyên giáo TW Đoàn và tạp chí Thanh niên phát động.

Sinh viên Nguyễn Phương Liên tâm sự: “Được tận mắt chứng kiến những mảng tư liệu bản đồ, thư tịch cổ phương Tây cùng một số hiện vật được trưng bày, đặc biệt là những hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội của Hoàng Sa, Trường Sa thời gian gần đây, là thế hệ trẻ tôi cảm thấy mỗi cá nhân cần phải đóng góp sức mình để gìn giữ, tiếp nối bảo vệ mỗi tấc đất, tấc biển của ông cha để lại”.

Anh Trần Thắng là một Việt kiều Mỹ trẻ tuổi nhưng đã dốc nhiều tâm huyết trong việc tìm tòi và sưu tập bản đồ phương Tây về vấn đề chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Anh đã hiến tặng toàn bộ số bản đồ anh đã thu thập khoảng gần 200 tấm bản đồ có giá trị to lớn cho Nhà nước, giúp làm chặt chẽ thêm những lập luận khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam – điều đó được minh chứng bằng lịch sử lâu đời và dựa trên luật pháp quốc tế - bất kì một quốc gia nào cũng không có quyền xâm phạm.   

Thu Hương

Tin cùng chuyên mục

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.