Những sớm mùa hè...

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mùa hạ - trong ký ức của tôi, đây luôn là khoảng thời gian tươi đẹp, rực rỡ nhất trong năm. Khi còn nhỏ, được nghỉ hè, tôi sẽ cùng bạn bè chạy tung tăng, nô đùa cho đến khi đầu tóc ướt nhẹp dưới cái nắng ba sáu, ba bảy độ mà không cần lo nghĩ bài tập. Ngay cả đến khi lớn hơn thì mùa hè cũng luôn gắn liền với những chuyến đi du lịch, khám phá những vùng đất mới lạ.

Hè năm nay đến muộn, mưa nhiều hơn, những cơn mưa rả rích, dai dẳng như mưa ngâu chứ không ồn à, náo nhiệt, ầm ĩ giống như những cơn giông thường xuất hiện. Tuy nhiên, không khí oi bức, nóng nực thì vẫn luôn thường trực mỗi ngày.

Mỗi buổi sáng, tôi lại thức dậy sớm, chiếc quạt trần màu xanh không thể nào xua tan đi cái nóng nực của căn phòng hướng trọn ánh nắng phía Tây của chiều hôm trước. Sau ca tập thể dục buổi sáng, tôi sẽ về nhà cùng mẹ, thấy bà chuẩn bị tấp nập đi chợ. Những hôm rảnh rỗi, tôi bám đuôi mẹ, nũng nịu đòi ngồi sau chiếc xe điện của bà và hào hứng đi đến chợ như một đứa trẻ. Ngày bé, đứa nào mà không thích theo mẹ đi chợ, dù cho có là đám trẻ thành thị hay nông thôn. Cái thời của tôi, là giữa những năm 2000, khi mà tivi chưa có kênh truyền hình cap, máy tính còn to và thô kệch như một cái thùng xốp. Lũ trẻ nhỏ nóng nực, sáng dạy không làm gì sẽ lon ton đòi mẹ đi chợ, vì về thể nào cũng có quà.

Chợ buổi sáng, hàng quán bạt ngàn, việc đầu tiên tôi làm là ngó quanh tìm hàng đậu phụ. Ngày nay khi tôi kể về hàng đậu phụ, đám trẻ con hàng xóm thể nào cũng bĩu môi, chê không có thịt. Nhưng chúng đâu biết rằng, đó là nơi ẩn chứa những thùng sữa đậu nành béo ngậy, âu tào phớ nóng hôi hổi vừa mới ra lò, những túi váng đậu chiên ròn rụm vàng ươm, thơm ngây ngất như mấy thanh tóp mỡ hảo hạng. Ghé vào hàng nước đậu, bỏ ra mười nghìn sẽ có ngay những túi đầy ụ, đi kèm vài túi tào phớ óng ánh, mềm mại. Chốc nữa về, chỉ cần bỏ đá mát lạnh, đổ sữa đậu vào với tào phớ, thêm một chút sữa đặc, tinh dầu hoa bưởi, thạch đen, long nhãn, trộn đều, cuối cùng đổ một muỗng nước cốt dừa thật to. Vậy là anh em chúng tôi có thể yên tâm rong chơi cả buổi sáng mà không lo thiếu đồ giải khát khi về nhà. Vì đã có một tô tào phớ hảo hạng ăn cả ngày cũng không hết đang chờ.

Đi qua hàng tào phớ, đừng chần chừ mà không nhìn đến hàng hoa quả. Hoa quả buổi sáng tươi ngon giòn rụm, óng ánh thơm lừng. Liếc qua cũng thấy những ụ dứa vàng rụm, đám mận hậu quả đỏ mọng nước thịt mềm, chua ngọt ứa nước miếng, cộng thêm chồng dưa hấu tròn vo như đám lợn ngon nằm chờ tắm mát. Ngồi xuống, nhìn mẹ gõ từng trái dưa để chọn quả ngon ngọt. Mùa hè chẳng thể thiếu được loại quả này. Dưa hấu mang về, rửa sạch lớp vỏ bụi bên ngoài, để vào trong ngăn mát, đợi nửa tiếng, một tiếng lôi ra bổ ăn vừa thơm, vừa mát. Nhưng đối với đám thanh niên bọn tôi, có nhiều cách ăn tự chế hơn thế rất nhiều. Tôi nhớ vào những tháng sáu mùa hè nắng cháy da, chúng tôi về Hà Nam học quân sự, phía bên cạnh là những núi đá hấp nhiệt, trên trời nắng gắt như không bao giờ tắt. Cả mấy tuần, không có lấy một giọt mưa, đám sinh viên rủ nhau ra ngoài hành lang nằm ngủ, tay cầm quạt mà miệng “chóp chép” nhìn quả dưa mới được người nhà bạn cùng phòng gửi lên. Đi quân sự làm gì có tủ lạnh, mua tạm vài chục nghìn đá, rồi đứa bổ đôi quả dưa hấu, đứa dùng thìa dằm thịt dưa hấu cho nhuyễn ra thành nước, đứa chạy vạy đi xin xỏ hàng xóm vài thìa sữa ông Thọ. Cốc thì không có, thìa một cái để trộn, bốn, năm cái ống hút trong tay chực chờ. Vỏ dưa hấu thành cái tô, nước dưa hấu đỏ, trộn sữa đặc và túi đá lạnh, đám sinh viên thi nhau dùng hút, uống lấy, uống để như một món coktail tuyệt hảo. Uống đến no căng cả bụng xong, đứa nào đứa nấy nằm ườn ra trước hành lang của phòng, ngửa mặt nhìn trời giống như những “đức vua” trên hòn đảo mát rượi.

Đi một chốc ở ngoài chợ, mẹ lại gửi xe, dắt tôi vào bên trong để mua vài cái tô, cái thau đựng đồ cho gia đình. Chợ ồn ào, người đi qua, đi lại, hàng hóa chất chứa đầy một góc. Tôi ôm theo quả dưa hấu, tay cầm túi nước đậu bước vội theo mẹ. Bên trong chợ khác bên ngoài, bầy biện chủ yếu là đồ dùng gia đình, như nồi niêu, xoong chảo, giày, dép, vỏ gối, túi, balo… Bên trong, lối đi hẹp hơn, hàng hóa sít nhau hơn, không khí mùa hè oi nồng hơn. Giữa chợ, khoảng trống bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Tôi phát hiện ra một xe kem bảy màu được bày bán. Mẹ con chúng tôi “hấp háy” mắt nhìn nhau. Rồi cả hai mỉm cười rúc rích đi đến mua. Thời còn nhỏ xíu, khi mẹ tôi rảnh rỗi, bà sẽ dắt tôi đi chợ vào buổi chiều, khi trời nóng nực, đến sạp kem này, hai mẹ con sẽ đều dừng lại mua. Kem bảy màu đựng trong một cái thùng lạnh, kem chia làm ba cục, màu trắng tượng trưng vị vani, màu xanh vị cốm, màu tím vị khoai môn, màu đen vị chocolate. Nói là bảy màu, chứ chỗ tôi chỉ có bốn màu này, người bán dùng cái múc, bào một dải cả bốn vị kem cho lên cây ốc quế. Ăn vào đủ thứ mùi, kem ít đá, nhiều sữa hơn, mềm mềm, ngọt ngọt, tuy không “sang chảnh” như mấy cây kem Hàn Quốc, Thái Lan,… thời nay, nhưng vị tuổi thơ, vị ngọt mềm, mùi béo không sao thoát được. Lúc còn nhỏ, tôi không thích ăn ốc quế, mẹ còn thường mang chiếc hộp to, mua cả ụ to đầy kem về để tôi có thể nhâm nhi. Tôi thường cắt chuối, trộn thêm quả dâu ta, cân bằng vị ngọt chua đậm đà, hoặc đến mùa đào, tôi thường trộn chúng vào với nhau ăn vừa ngọt, vừa mát lại có mùi hương thanh nhẹ của đào.

Nắng lên cao, trời hôm nay dự báo sắp mưa, có lẽ mà oi lại càng oi hơn. Mẹ và tôi mang những chiến lợi phẩm vừa thu hoạch xong từ chợ, cùng nhau rảo bước ra bãi gửi xe chuẩn bị về nhà. Xa xa, có một xe chở đầy bỏng gạo, những túi vàng, túi trắng lấp lánh ánh mật đường. Đâu đó, tôi nghe tiếng đám trẻ con đang đạp xe theo mẹ, ríu rít đòi lấy những món quà ngon. Có lẽ thời nào cũng vậy, dù có là trẻ con hay người lớn thì cũng sẽ có những kí ức về những thức quà nơi phố chợ thân thuộc, chộn rộn và nao lòng đến thế…

Đọc thêm

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Cuộc đời sóng gió của đại minh tinh Khánh Ngọc

(Nguồn: Nhạc xưa Blog)
(PLVN) - Nữ ca sĩ Khánh Ngọc ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc, phim ảnh năm 50 - 60 của thế kỷ trước nhờ tài năng và nhan sắc xinh đẹp. Bà được mệnh danh là nghệ sĩ toàn tài, xứng tầm với ba chữ “đại minh tinh”. Nhưng, đằng sau ánh hào quang, nữ ca sĩ đã trải qua cuộc đời đầy sóng gió.

Những 'chiếc nón cuộc đời'

Yến Trân giao lưu trực tuyến với các bạn trẻ. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - “Mỗi chúng ta đội một chiếc nón khác nhau, có thể là chiếc nón của kỹ sư, chiếc nón của bác sĩ… đôi khi định kiến bắt mình đội một chiếc nón của người nội trợ. Nhưng hãy tin rằng, bên trong bạn luôn có một sức mạnh, nội lực mạnh mẽ để đội chiếc nón của riêng mình”…

Văn minh khi tập yoga

Yoga nên được thực hành ở những nơi yên tĩnh, kín đáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: Yoga năng lượng cuộc sống)
(PLVN) - Hiện nay, yoga là bộ môn được nhiều người Việt Nam lựa chọn luyện tập. Bên cạnh lợi ích về nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, vẫn còn đó những màn tập yoga “khó đỡ” nhận về nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng.

Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)

Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại”.
(PLVN) - Lịch sử Hà Nội thời kỳ cận đại, mở đầu vào các năm 1873, 1882 với hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp và kết thúc vào năm 1945, có thể xem là một giai đoạn bản lề trong việc định hình nên diện mạo của thành phố này. Đó là giai đoạn mà Hà Nội đi qua những năm tháng cả hào hùng lẫn thương đau, bị tàn phá và được kiến thiết, ở đó những biến động lớn lao đã hằn in lên trang sử của Hà Nội một dấu ấn không thể phai mờ đến tận hôm nay.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Thừa Thiên Huế đón nhận bằng của UNESCO công nhận những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu khu vực

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao bằng công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" là Di sản tư liệu thế giới.
(PLVN) - Chiều ngày 23/11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới và công bố hoàn thành dự án “bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”.

Nét riêng của áo dài xứ Huế

Áo dài và nón lá Huế tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
(PLVN) - Suốt dọc dài dải đất hình chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có, thế nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài, nón lá đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây.

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống
(PLVN) - Trong quá trình cư trú, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực… Việc khai thác những nét văn hóa vùng cao này không chỉ giúp bảo tồn mà còn thúc đẩy phát triển du lịch miền núi.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

 Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế
(PLVN) - Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 11 năm 2024, Trường Cao đẳng Huế phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức Hội thảo quốc tế về Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số .

Các bộ sưu tập mang hồn “Kinh kỳ” tại “Bước chân di sản”

Các bộ sưu tập lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội hào hoa, thanh lịch, mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến (ảnh Thiên Hùng).
(PLVN) - Trong “Bước chân di sản”, tại không gian thơ mộng của Vườn âm nhạc, Nhà hát Lớn - một trong những di sản kiến trúc nổi bật của thủ đô, dưới tiết trời se lạnh của mùa thu Hà Nội, giới mộ điệu được chiêm ngưỡng 6 bộ sưu tập lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội hào hoa, thanh lịch, mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.