Những kẻ móc túi... ’lương thiện’

Họ là người có học hành, "dán mác" sinh viên hẳn hoi. Nhưng, trong khi nhiều bạn bè vừa học vừa tranh thủ thời gian rỗi để đi làm thêm hay về nhà đỡ đần cha mẹ ở quê thì họ lại dành thời gian ấy “nướng” vào nhậu nhẹt, cờ bạc, bao bạn gái... Và, để có tiền, họ không ngần ngại trổ hết kỹ nghệ... móc túi bố mẹ mình.

Gọi như vậy bởi họ không phải là đội quân “hai ngón” ngoài phố. Ngược lại, họ là người có học hành, "dán mác" sinh viên hẳn hoi. Nhưng, trong khi nhiều bạn bè vừa học vừa tranh thủ thời gian rỗi để đi làm thêm hay về nhà đỡ đần cha mẹ ở quê thì họ lại dành thời gian ấy “nướng” vào nhậu nhẹt, cờ bạc, bao bạn gái... Và, để có tiền, họ đã không ngần ngại trổ hết kỹ nghệ... móc túi bố mẹ mình.

Giả xin tiền học

Vừa chân ướt, chân ráo vào Trường Đại học Công đoàn, Vũ Nguyên (quê Tuyên Quang) bị “hớp” ngay vào lối ăn chơi của đám bạn quen “vãi” tiền. Thấy những cuộc ăn nhậu thâu đêm hấp dẫn hơn rất nhiều so với việc chong đèn đọc sách, Nguyên đã nhanh chóng ra nhập đội quân nhậu ấy.

Họ nhậu ngày càng nhiều, nhậu vì bất kỳ lý do gì: Mừng vui, sinh nhật, đám cưới-hỏi-giỗ, tương phùng, chia ly, uống vì thất bại, uống cho thành công, trúng số, có áo mới, có người yêu cũng khao bằng rượu, uống cả khi ai đó... thất tình. Hay đơn giản chỉ nhậu cho... “sành điệu”.

Những cuộc nhậu với rượu, bia và vài ba món mồi nhắm kéo dài khiến cho chiếc ví của sinh viên vốn đã lép nay càng rỗng hơn. Và để có tiền nhậu, Nguyên và hội bạn “ý tưởng nhớn gặp nhau” gọi điện về... xin tiền bố mẹ. Tất nhiên, chẳng ai dại gì nói lý do thực mà họ sẽ “vẽ” ra chuyện học thêm ngoại ngữ, vi tính, và cả... học cảm tình Đảng!

Nguyên đắc ý: “Thế mà“ông bô” tôi tin sái cổ. Mỗi lần gọi về “nã” là “ông bô” lại cuống quýt gửi tiền đáp ứng ngay trong sự tự hào vì con trai mình... chuẩn bị vào Đảng! “Ông bô” làm nghề sửa xe máy đầu làng, không phải lúc nào cũng có tiền nhưng chỉ cần tôi “ới” một cái là đi vay bằng được. Lần thì 1 triệu, lần thì 2 triệu đồng”.

Không nhậu nhẹt nhưng Tùng (Từ Liêm, Hà Nội) lại “đốt tiền” bằng cách bao gái. Sở thích của Tùng là yêu được những em xinh xắn và sành điệu. Để những người đẹp nhận lời yêu, ngoài khéo miệng, Tùng còn phải gắng biến mình thành người đàn ông ga lăng.

Người yêu sành điệu, tất nhiên không thể hẹn nàng ở quán trà đá và đi ăn cơm bình dân mà phải những quán cà phê, quán ăn có tiếng ở Hà thành. Và cũng chẳng thể tặng các nàng những món quà giá vài chục nghìn mang dáng vẻ “tinh thần” mà đó phải là mỹ phẩm cao cấp, quần áo hàng hiệu.

Tiền bố mẹ gửi ăn học chẳng thể đáp ứng đủ “thú vui” ấy, thế nên Tùng đành đi vay lãi tiền của một người gần trường học. Vài tháng yêu các em xinh tươi, Tùng đã tiêu hết số tiền tương đương với chiếc xe máy Nouvo. Tất nhiên chiếc xe ấy vào tay không ai khác là chủ nợ.

Khi không có xe, mang vẻ mặt đau khổ về nhà, Tùng giở chiêu khóc lóc nói đi mua sách không may bị mất. Thương cậu con trai, bố mẹ liền an ủi: “Thôi của đi thay người, vài hôm nữa, bố mẹ rút tiền tiết kiệm mua cho con cái khác” trước sự hoan hỉ của Tùng.

Một bức thư đổi trăm triệu đồng

2 năm làm sinh viên cũng là “tuổi đề” của Trung (sinh viên ĐH Công nghiệp). Mới ngày đầu Trung ghi cho vui nhưng giờ thì thành quen, chiều nào cũng phải ra “đóng đô” ở hàng nước trước ngõ để nghe mọi người kháo chuyện lô đề và chọn cho mình một con.

Trung kể: “Em ghi mỗi ngày chỉ 5.000 đến 10.000 đồng “cò con” cho vui thôi, biết đâu lại trúng chứ em không có nghiện”. Nhưng ngay trên bàn học của Trung, bên cạnh cuốn vở chỉ mới ghi được vài trang giấy, một tờ giấy A4 ghi đặc những con số. Trong lúc cô giáo đang giảng bài thì Trung lại mơ màng nhớ lại giấc mơ đêm trước để luận số đề. Mong gỡ gạc, số tiền Trung đánh ngày càng lớn, trung bình mỗi ngày Trung đánh tới vài trăm nghìn đồng lúc nào không hay.

Trúng thì ít mà thua thì nhiều, 2 năm “làm bạn” với lô đề, Trung ngập sâu vào món nợ 50 triệu đồng. Chủ nợ thúc giục, Trung nghĩ ra “mưu kế” để “vòi” tiền bố mẹ. Trung đã giả viết bức thư tuyệt mệnh gửi về cho gia đình: “Bố mẹ yêu quý, con đã trót đam mê lô đề nên đang nợ số tiền 100 triệu đồng.

Chủ nợ thúc ép con từng giờ khiến con chẳng thiết sống nữa, con ra đi để khỏi mắc nợ. Vĩnh biệt bố mẹ!”. Đọc xong thư tuyệt mệnh, bố mẹ Trung phát hoảng tức tốc gọi điện cho con trai bảo “khoan đừng chết, bố mẹ tìm cách cứu con”.

Nhà Trung vốn làm ruộng, nuôi Trung ăn học đã toát mồ hôi, nay phải “cõng” thêm khoản nợ những 100 triệu đồng thì lấy đâu ra? Nhưng vì “tính mạng” của con, bố mẹ Trung phải ngửa tay đi vay lãi từng nhà trong xóm, người thì vài ba trăm nghìn, người thì vài ba triệu.

Sau một hồi “chùng chân, mỏi gối”, họ mới chỉ thu xếp được 20 triệu đồng. Bức quá, chẳng còn cách nào khác, bố mẹ Trung đành cắn răng rao bán ngôi nhà - nơi trú chân của cả gia đình và cũng là nơi thờ cúng tổ tiên để “quý tử” trả nợ. Cầm tiền trong tay, Trung cười lớn: “Chiêu này hiệu quả thật, một bức thư đổi lấy trăm triệu. Trả nợ một nửa còn một nửa tiếp tục “ngâm cứu” số đề... phục thù!”.

“Kiếp người tôi sao khổ quá” - mẹ Trung nghẹn lời. Ngày Trung thi đỗ đại học, cả gia đình, họ tộc đều đến chúc mừng. “Nghĩ đến cảnh, giữa vùng đất nông thôn, mẹ bồng em, bố xách mấy túi đồ, cả nhà dẫn nhau đi ở nhờ nhà hàng xóm, thì biết đến bao giờ mới có thể quên cái cảm giác ê chề nhục nhã khi đó. Cố gắng cho con đi học cho bằng bạn bằng bè, những mong con tu chí học hành sau này đỡ khổ, ai dè, nó đầy đọa bố mẹ đến đường này. Biết thế, cho ở nhà bắt cua bắt ốc, có khi bố mẹ đỡ khổ, chứ không đến nỗi rơi vào cảnh đến một tấc đất cắm dùi cũng không còn như thế này”.

Nhưng kiểu con cái "không có trái tim" như Nguyên, Tùng, Trung luôn coi bố mẹ mình là “nguồn dinh dưỡng vô bờ” nên tìm mọi cách để “móc túi” nhằm thỏa mãn nhu cầu ích kỷ riêng. Những kẻ móc túi “lương thiện” này luôn biết “thóp” bố mẹ mình là tìm mọi cách cho con mình ăn học đàng hoàng với niềm tự hào con trở thành cử nhân tương lai. Và họ luôn tin con, ít khi tới trường hỏi han học tập, sinh hoạt của con mình.

Vậy nên các sinh viên "đào mỏ gia đình" rất dễ dàng “qua mặt” phụ huynh. Dường như họ đã quên rằng ở nơi đồng chua, đất mặn chốn quê nhà, bố mẹ họ phải đồ rất nhiều mồ hôi, sức lực trí tuệ và sức lực để có tiền nuôi con, những mong con bằng người. Bằng hành động vô lương của mình, chính họ chứ không ai khác đã chà đạp lên những niềm tin yêu và mong mỏi ấy.

Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Đọc thêm

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.