Những “hạt sạn” lễ hội 2011

Xu hướng mở hội nhiều, tần xuất cao cùng sự lãng phí, ganh đua, phô trương thanh thế dòng họ, làng xã trong việc tổ chức, đưa thêm nhiều yếu tố mới lạ làm biến dạng những nghi thức đã định hình của lễ hội, là những điểm yếu trong mùa lễ hội năm 2011 vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “chỉ mặt, điểm tên” trong hội nghị trực tuyến vào ngày 28/12 tại Hà Nội.

Xu hướng mở hội nhiều, tần xuất cao cùng sự lãng phí, ganh đua, phô trương thanh thế dòng họ, làng xã trong việc tổ chức, đưa thêm nhiều yếu tố mới lạ làm biến dạng những nghi thức đã định hình của lễ hội, là những điểm yếu trong mùa lễ hội năm 2011 vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “chỉ mặt, điểm tên” trong hội nghị trực tuyến vào ngày 28/12 tại Hà Nội.

Một cảnh lộn xộn tại Lễ phát ấn Đền Trần.
Một cảnh lộn xộn tại Lễ phát ấn Đền Trần.

Hội chứng bia đá và “bệnh” ném tiền vào hậu cung

Theo số lượng thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), lượng du khách tham dự lễ hội tăng rất cao trong mùa lễ hội xuân năm 2011 (Đền Hùng gần 4 triệu lượt, Yên Tử 1,2 triệu lượt, Chùa Hương 1,5 triệu lượt...). Thế nhưng, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quy chế lễ hội, giữ gìn sự tôn nghiêm nơi thờ tự, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, đặc biệt ý thức của người đi lễ hội chưa có chuyển biến tích cực.

Tình trạng xâm hại di tích, tùy tiện tu sửa, tôn tạo không xin phép cơ quan quản lý đã làm phá vỡ yếu tố nguyên gốc của di tích, một số đơn vị trong việc thực hiện công đức gây lãng phí và phản cảm như: Việc xây mới nhà 5 gian tại Lăng Mẫu Liễu Hạnh (Phủ Dày, Nam Định), đặt tượng nghê đá tại Đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), dựng bia công đức trên lưng Rùa tại chùa Keo (Thái Bình), xây mới nhà trên đường xuống hang Cắc Cớ (Chùa Thầy, Hà Nội)...

Chưa hết, hội chứng khắc bia đá ghi tên người công đức đang diễn ra rất nhiều tỉnh thành. Đại diện Thanh tra Bộ VH-TT-DL than: “Chỉ với 200.000 - 300.000 đồng tiền công đức là có thể được khắc tên mình vào bia đá. Ngay cạnh bia đá là bát hương. Vậy là, người sống thắp hương cho người... sống! Phản cảm vô cùng!”.

Nhiều nơi lập nhiều ban thờ, đặt nhiều hòm công đức và đĩa để tiền giọt dầu tại di tích khiến du khách đặt nhiều tiền lẻ lộn xộn ở mọi nơi, mọi chỗ, làm mất vẻ trang nghiêm, thanh tịnh, gây phản cảm cho người hành lễ như một số di tích tại Phủ Giày (Nam Định), Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đền Kiếp Bạc (Hải Dương), Đền Trần (Thái Bình)...

Đặc biệt là việc giắt tiền vào... tay tượng Phật, ném tiềm vào hậu cung gây phản cảm  như Phủ Tây Hồ, Động Hương Tích, Chùa Trần Quốc (Hà Nội), Chùa Bái Đính (Ninh Bình), Đền Bà Chúa Kho, Chùa Hồng Ân (Bắc Ninh)…Việc sử dụng các nguồn thu từ công đức và dịch vụ cũng chưa đúng mục đích, minh bạch, chưa tương xứng với nguồn kinh phí cung tiến và công đức của du khách.

Dư luận còn cho rằng hiện nay đang xuất hiện tình trạng “quan phương hóa” lễ hội, nghĩa là khi tổ chức lễ hội các địa phương đua nhau mời lãnh đạo cấp trên, số lượng khách mời quá đông không tuân thủ các quy định chung của nhà nước cần được chấn chỉnh. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc mở rộng quá lớn quy mô tổ chức ở một số lễ hội, trong khi cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng đặc biệt là hình thức dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu mật độ đông của du khách, gây nên cảnh chen lấn xô đẩy ách tắc cục bộ, gây bức xúc cho dư luận.

Năm 2012 sẽ hướng dẫn việc đặt hòm công đức

Sau nhiều năm tổ chức lễ hội, các địa phương đã xây dựng kế hoạch và có phương án bảo vệ an toàn lễ hội, nên ở nước ta chưa xảy ra những vụ việc có hệ lụy lớn trong hoạt động lễ hội. Nhưng trên thực tế, tại một số quốc gia trên thế giới đã xảy ra thảm họa to lớn từ lễ hội như: tối ngày 14/1/2010 tại lễ hội tôn giáo tổ chức ở miền Nam Ấn Độ đã xảy ra vụ giẫm đạp làm hơn 100 người thiệt mạng và 23 người khác bị thương.

Ngày 22/11/2011 tại lễ hội nước diễn ra tại thủ đô Phnompenh (Camphuchia) đã xảy ra thảm họa lớn do chen lấn, giẫm đạp làm trên 375 người chết và hàng trăm người bị thương; tại thành phố phía Tây Đức trong lễ hội nhạc nhảy đã làm ít nhất 19 người thiệt mạng và 342 người bị thương.Những thảm họa không mong muốn và để lại hệ lụy đó cũng là lời cảnh báo đối với lễ hội đông người như cảnh chen lấn lấy ấn Đền Trần đêm ngày 14/1/2011, cảnh chen lấn lộn xộn tại một số lễ hội lớn vào thời điểm chính hội...

Cuối năm, việc Bộ VH-TT& VH “mạnh tay” chỉ ra những yếu kém, tiêu cực trong hoạt động lễ hội năm 2011 không nằm ngoài mục đích mong muốn những mùa lễ hội tới, người đi trẩy hội sẽ không còn “nhai” phải những “hạt sạn” văn hóa.

Dự kiến, năm 2012, Bộ thành lập 4-5 đoàn tiến hành kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2012, trong đó có một số lễ hội lớn như lễ khai ấn Đền Trần, lễ hội Chùa Hương, Yên Tử, Đền Hùng... Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền các cấp chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện nếp sống văn hóa tại các công trình tín ngưỡng, có hướng dẫn cụ thể việc đặt hòm công đức, chú trọng quản lý hàng quán, bãi gửi xe không để tình trạng nâng giá bắt chẹt khách...

Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.