Những dòng sông 'chảy máu'

Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh và dòng sông Cầu bị nạo vét.
Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh và dòng sông Cầu bị nạo vét.
(PLO) - Những con sông nhiều nơi trên đất nước này từ nghìn năm nay vốn yên ả, nay đã dậy sóng ngầm. 

Báo Pháp luật Việt Nam ra ngày 21/3/2017 có bài “Không để “quyền lực đen” chi phối!” Đúng là “quyền lực đen” kinh hãi.  Chuyện Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh gửi đơn cầu cứu Thủ tướng vì bị nhắn tin đe dọa có lẽ là câu chuyện hy hữu, thu hút sự chú ý của dư luận những ngày qua. Câu chuyện cho thấy có một “thế giới ngầm” đang rút ruột tài nguyên (cát, sỏi và không loại trừ sa khoáng quý hiếm), làm những dòng sông “chảy máu”, làm mất đi tính tôn nghiêm của kỷ cương phép nước. 

“Chủ nghĩa đồng tiền” đã làm cho các dòng sông nếu như trước đây là những “dòng sông chết” vì ô nhiễm thì nay tiếp tục “chảy máu”.

Vì câu chuyện này, sáng qua 21/3, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GTVT dừng việc cấp phép nạo vét luồng lạch lòng sông, giao cho địa phương quản lý, cấp phép.

Có một thực tế đau lòng phải nói rằng: tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông và cửa biển diễn biến phức tạp, các đối tượng vi phạm đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm để đối phó với các cơ quan chức năng. Việc khai thác trái phép cát, sỏi trên sông và cửa biển đã làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến môi trường, an toàn giao thông, đê điều, gây thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường thủy.

Nguyên nhân chủ yếu do công tác quản lý nhà nước về khoáng sản còn nhiều bất cập, nhiều địa phương chính quyền cấp cơ sở còn buông lỏng, chưa thường xuyên kiểm tra, thiếu kiên quyết trong xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm; còn có biểu hiện dung túng, bao che vi phạm; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự hiệu quả; một số quy định pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong khi lợi nhuận từ việc khai thác trái phép cát, sỏi cao nên nhiều đối tượng bất chấp pháp luật, ngang nhiên vi phạm; tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này dễ xảy ra không kém phần nghiêm trọng.

Nói về luật pháp, hiện nay việc quản lý, cấp phép nạo vét luồng lạch lòng sông là trách nhiệm của Bộ GTVT, quản lý về tài nguyên dưới sông là do Bộ TN&MT phụ trách, quản lý nước lại do Bộ NN&PTNT. Tức là câu chuyện lòng sông thuộc phạm vi điều chỉnh của rất nhiều văn bản luật pháp, ví dụ: Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đê điều, Luật Giao thông đường thủy nội địa... và trách nhiệm quản lý nằm ở rất nhiều Bộ, ngành, địa phương.

Có lẽ đã đến lúc phải rà soát lại các quy định của luật pháp về quản lý cát sỏi dưới lòng sông, “trói” trách nhiệm của cơ quan quản lý dù được giao cho địa phương hay bộ, ngành. Phải buộc họ phải từ chức nếu lộn xộn xảy ra và tăng cường sự giám sát của nhân dân, nếu không sẽ lại “đánh bùn sang ao”.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.