Những án mạng kinh hoàng từ công cụ phạm tội mới

Nhiều đối tượng sau khi tra tay vào còng khai nhận mua kíp nổ và thuốc nổ công nghiệp dùng trong khai thác mỏ trôi nổi trên thị trường, đem về chế thành mìn để gây án.

Nhiều đối tượng sau khi tra tay vào còng khai nhận mua kíp nổ và thuốc nổ công nghiệp dùng trong khai thác mỏ trôi nổi trên thị trường, đem về chế thành mìn để gây án.

Hiện trường vụ cướp tiệm vàng Hoàng Tín (Hà Nội)
Hiện trường vụ cướp tiệm vàng Hoàng Tín (Hà Nội)

Nổ mìn đòi nợ

Cuối tháng 6/2012, nhân dân thủ đô lạnh người khi hay tin vụ cướp tiệm kim hoàn vô cùng táo tợn trên con phố lớn Nguyễn Thái Học (Hà Nội). Đối tượng Tạ Văn Thanh (quê Bắc Giang) sau khi bị bắt đã khai với cảnh sát, do thiếu tiền nên chọn tiệm vàng Hoàng Tín để ra tay cướp của. Thuốc nổ mà Thanh sử dụng làm mìn tự tạo để tấn công ông chủ tiệm vàng là chất dùng trong khai thác đá. Thanh nói đã mua được 5 kg thuốc và 10 kíp nổ ở Lạng Sơn rồi về tự học cách chế tạo mìn.

Tiến hành làm rõ đường đi của phương tiên gây án trong vụ cướp, cơ quan chức năng cho hay, số thuốc nổ nói trên là của một mỏ quặng ở Thái Nguyên, dùng không hết nên bán lại cho một mỏ đá ở Lạng Sơn, sau đó nó bị "tuồn" ra ngoài và cuối cùng đã lọt vào tay của Tạ Văn Thanh. Hậu quả, vụ nổ mìn ở tiệm vàng Hoàng Tín làm 10 người bị thương, nhiều cửa hiệu và nhà dân lân cận bị hư hỏng nặng. Đối tượng gây án sa lưới ngay sau đó.

Thực tế thời gian qua cho thấy, vật liệu nổ công nghiệp không chỉ bị biến thành “hàng nóng” để đi cướp, nhiều đối tượng manh động còn sử dụng mìn tự tạo để “giải quyết” chuyện nợ nần, mâu thuẫn trong kinh doanh, buôn bán...

Mới đây - vào tháng 7/2012, gia đình ông Nguyễn Ngọc Ky (ngụ xóm An Sơn, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội) bất ngờ bị ném một quả mìn vào sân. Lúc bấy giờ, gia đình ông Ky có 4 người đang ở bên trong, gồm ông và vợ - bà Nguyễn Thị Nhị cùng các cháu. Sau tiếng nổ, bà Nguyễn Thị Nhị và một người cháu phải vào viện.

Nguyên nhân ban đầu được Công an xác định, do con ông Ky vay nợ nhiều người, mất khả năng thanh toán nên đã bị kẻ xấu cho nổ mìn nhằm dằn mặt để thu nợ. Chưa đầy tháng sau, Công an huyện Từ Liêm (Hà Nội) tiếp tục vào cuộc làm rõ vụ Thiều Văn Hiếu (quê xã Đội Bình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) dùng mìn tự tạo ném vào nhà anh Nguyễn Văn Tuất (Mỹ Đình, Hà Nội).

Tại trụ sở cơ quan điều tra, Hiếu thừa nhận vì mâu thuẫn trong kinh doanh nên đã trả thù bằng cách dùng một quả mìn tự tạo, dây cháy chậm sau đó châm lửa ném thẳng vào cửa hàng của anh Tuất rồi bỏ chạy. Đối tượng trên cũng cho biết đã mua kíp, dây cháy chậm và thuốc nổ của một người ở Bến xe Mỹ Đình, với giá 150.000 đồng để làm mìn tự chế…

Tiếp đó - ngay trong những ngày đầu năm 2013, Công an Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm một vụ trọng án có sử dụng mìn tự tạo, ở Thị xã Sơn Tây. Theo Phòng Cảnh sát Hình sự Hà Nội, hồi 23h45 ngày 5/1, một quả mìn đã phát nổ trước số nhà 13 Ngô Quyền (Thị xã Sơn Tây).

Sức công phá của quả nổ này đã làm cho phần nửa ngoài của ngôi nhà tan tành, cửa cuốn văng ra đường, lớp kính trong vỡ vụn. Vụ việc trên cũng bị nghi là có thể liên quan tới nợ nần, vì con gái của chủ nhà có vay nợ của nhiều người, với số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Trước đó các đối tượng đòi nợ từng đặt quan tài, vật nguy hiểm trước mặt nhà này để đe dọa.

“Khai phá” tình yêu bằng… mìn

Thực tế công tác điều tra cũng cho thấy, nhiều đối tượng trước khi gây án được xác nhận là bế tắc hoặc bị ngăn cản trong chuyện tình cảm cũng mượn thuốc nổ nhằm gây sức ép hoặc quên sinh để chứng tỏ tình yêu của mình với người trong mộng.

Điển hình là vụ Phạm Văn Sơn (ở Thái Nguyên) đem lòng yêu một nữ sinh trung học, nhưng gia đình cô gái từ chối chuyện cưới hỏi. Ngày 30/6/2012, Sơn đã vác mìn đến trước cửa nhà để “nói chuyện” với bố cô gái. Gia đình cô này hết lời khuyên can, nhưng không lay chuyển được  trái tim gã thanh niên si tình đành điện báo cho Công an xã Tân Long (huyện Đồng Hỷ) tới giải quyết; thấy vậy, Sơn lập tức cho chập kíp mìn mang theo bên người.

Một tiếng nổ rầm trời phát ra, 3 người ngồi gần Sơn trong đó có bố cô gái lãnh trọn hậu quả. Vụ nổ còn khiến nhiều người có mặt choáng váng, ù tai và một phần căn nhà sàn của nữ sinh kia bị đổ sập. Sức công phá của quá mìn lớn đến mức đã “thổi bay” một phần thân thể Sơn, khiến thanh niên này tử vong tại chỗ.

Trước đó một tháng - 5/2012, nhân dân xã Liên Khê (huyện Thủy  Nguyên, Hải Phòng) cũng một phen hú vía vì một tiếng nổ kinh hoàng phát ra lúc nửa đêm, ngay tại tư gia chị Lê Thị Thúy Hợp. Sau đó, người dân đã chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng, khi xác anh Ngọc - chồng hờ của chị Hợp, gục trong vũng máu. Vụ việc xảy ra là do mâu thuẫn tình cảm giữa chị Hợp và anh Ngọc.

Sau trận to tiếng cãi vã vào ngày 5/5, anh Ngọc đã vơ dây, phích điện chuẩn bị từ trước, cắm vào ổ điện kích nổ mìn tự tạo khiến anh tử vong và hai người khác bị thương.

Cũng tại thành phố này, cơ quan công an xác nhận mìn không chỉ bị các băng nhóm giang hồ sử dụng để “nói chuyện” với nhau mà nhiều khi người dân dùng để giải quyết việc hết sức "lãng xẹt" như yêu không thành...

Thực tế này cho thấy, thuốc nổ và tiền chất thuốc nổ đã, đang rò rò rỉ ra ngoài không phải là ít và không quá khó để sở hữu được chúng. Điều đó khiến dư luận hết sức lo ngại, vì nếu công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này lỏng leo thì sẽ có một lượng vật liệu nổ công nghiệp bị bọn tội phạm lợi dụng biến thành “hàng nóng” để phạm tội.

Tội phạm dùng chất nổ tăng hơn 186%

Theo thống kê, từ năm 2004 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra hơn 400 vụ nổ, trong đó có 259 vụ nổ có dấu hiệu tội phạm.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật đã điều tra làm rõ được hơn 160 vụ, bắt hàng trăm đối tượng. Riêng năm 2012, thống kê của Bộ Công an cho biết, có 66 vụ tội phạm dùng chất nổ gây nổ, tăng 186,9% so với năm 2011.

Ngoài một số tỉnh, thành phố lớn, bọn tội phạm còn sử dụng chất nổ gây án tại một số địa phương khác như Thái Nguyên, Khánh Hòa, Nghệ An. Địa điểm phát nổ là trụ sở làm việc, khu vực công cộng, nhà riêng, cửa hiệu buôn bán…

P.V.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...