Nhìn lại quá trình đàm phán cam go Hiệp định Paris

Vị thế của Việt Nam kể từ khi bắt đầu bước vào bàn đàm phán cho đến khi Mỹ buộc phải đặt bút ký vào Hiệp định Paris, chính thức thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đã có nhiều khác biệt cơ bản.

Vị thế của Việt Nam kể từ khi bắt đầu bước vào bàn đàm phán cho đến khi Mỹ buộc phải đặt bút ký vào Hiệp định Paris, chính thức thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đã có nhiều khác biệt cơ bản.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Xuân Thủy, Cố vấn Lê  Đức Thọ gặp gỡ phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris năm 1973.  Ảnh tư liệu
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Xuân Thủy, Cố vấn Lê Đức Thọ gặp gỡ phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris năm 1973. Ảnh tư liệu

Quá trình đàm phán để đi đến ký kết Hiệp định Paris có thể chia thành 2 giai đoạn, từ tháng 5/1968 đến tháng 10/1968. Ở giai đoạn 1, cuộc đàm  phán diễn ra giữa 2 bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ trong bối cảnh Hoa Kỳ buộc phải ngừng ném bom từ Ninh Bình trở ra phía Bắc và ngồi đàm phán với Việt Nam tại Paris sau thất bại Tết Mậu Thân năm 1968. Cuộc đàm phán chính thức bắt đầu ngày 15/3/1968 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở đường Kléber, Paris, đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh Việt Nam: vừa đọ sức trên mặt trận ngoại giao, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”.

Nhiệm vụ của đối ngoại giai đoạn này là dùng đàm phán để tiến công cô lập địch; vạch trần âm mưu của địch kéo dài chiến tranh, tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do Mỹ phát động; tranh thủ dư luận phục vụ cho cuộc đấu tranh quân sự, chính trị trên chiến trường; yêu cầu Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện miền Bắc Việt Nam.

Kết thúc giai đoạn này, đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã buộc Mỹ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện ném bom miền Bắc và các hành động khác, chấp nhận ngồi nói chuyện trực tiếp với đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại hội nghị 4 bên.

Giai đoạn thứ 2 của cuộc đàm phán là các cuộc thương thảo giữa 4 bên: Đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa. Đặc trưng của đàm phán giai đoạn này là việc diễn ra đồng thời 2 diễn đàn: đàm phán công khai 4 bên và các cuộc gặp riêng giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger.

Ngày 8/10/1972, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đưa ra dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và dự thảo Thỏa thuận về quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, trong đó tập trung giải quyết những vấn đề chính trị và quân sự liên quan đến Mỹ như yêu cầu Mỹ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, ngừng bắn, Mỹ rút quân…

Đến ngày 20/10/1972, hai bên đã đạt được thỏa thuận, dự định ký Hiệp định vào ngày 31/10/1972. Với thỏa thuận này, Việt Nam đã đạt được các mục tiêu đề ra là Mỹ chấm dứt chiến tranh và rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam.

Nhưng đến ngày 22/10/1972, phía Hoa Kỳ lật lọng, không giữ lời hứa, viện những lý do không chính đáng để liên tiếp thay đổi những điều thuộc nội dung Hiệp định và thời gian đã thỏa thuận. Đến giữa tháng 12/1972, do không đạt được những đòi hỏi của mình, Hoa Kỳ ngừng cuộc đàm phán và mở cuộc tiến công 12 ngày đêm bằng máy bay B52 vào Hà Nội và miền Bắc.

Tuy nhiên, chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không” đã buộc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán. Ngày 23/1/1973, cố vấn Lê Đức Thọ cùng cố vấn an ninh quốc gia Kissinger đã ký tắt văn bản Hiệp định. Ngày 27/1/1973, 4 ngoại trưởng 4 bên dự Hội nghị Paris đã chính thức ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Hiệp định Paris thắng lợi vang dội của nền ngoại giao trước những nhà đàm phán lão làng của một quốc gia hàng đầu thế giới. Trong suốt quá trình đàm phán, đoàn Đàm phán đã tìm tòi, xây dựng lập luận sắc bén, có sức tấn công, thuyết phục về những vấn đề quan trọng như quân miền Bắc ở lại miền Nam và quân Hoa Kỳ, chư hầu phải rút khỏi Việt Nam, tranh thủ thời cơ, tận dụng những chiến thắng về mặt quân sự để từng bước tạo sức ép trên bàn đàm phán, buộc Mỹ phải cuốn xéo, trả lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Minh Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.