Nhiều quốc gia 'ngồi trên đống lửa' với khoảng 1,2 tỷ liều vaccine

Vaccine Pfizer và BioNTech chiếm khoảng 45% số liều vaccine có thể được phân phối lại. Anhr: AFP
Vaccine Pfizer và BioNTech chiếm khoảng 45% số liều vaccine có thể được phân phối lại. Anhr: AFP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các quốc gia giàu có đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc chuyển nguồn cung cấp vaccine phòng COVID-19 đến các khu vực có thu nhập thấp hơn khi với một phân tích mới cho thấy họ có thể sẽ có thêm khoảng 1,2 tỷ liều vào cuối năm nay.

Theo Công ty phân tích Airfinity (trụ sở tại London, Anh), Hoa Kỳ, Anh, các quốc gia châu Âu và những quốc gia khác có thể đạt tỷ lệ tiêm chủng cho khoảng 80% dân số trên 12 tuổi và tiếp tục với các chương trình tiêm tăng cường mà vẫn còn số lượng lớn vaccine để phân phối lại vào cuối năm nay.

Cho đến nay, nhiều chính phủ đã chuyển giao một lượng nhỏ nguồn cung cấp mà họ đã cam kết cho các nước nghèo hơn, khi một số nước đã bắt đầu tiến hành các kế hoạch tiêm mũi tăng cường trong cuộc chạy đua để chống lại biến thể Delta, cũng như lo ngại nguy cơ xuất hiện các biển thể đáng lo ngại hơn của virus corona.

Bà Fatima Hassan, người sáng lập và là Giám đốc của Sáng kiến ​​Công lý Y tế, một tổ chức phi lợi nhuận ở Cape Town (Nam Phi), cho biết: “Cần phải có một tính toán toàn cầu khẩn cấp. Chúng ta cần chuyển hướng liều lượng cho những người có nhu cầu và mở tất cả các hợp đồng".

Một đánh giá độc lập về phản ứng COVID-19 quốc tế vào đầu năm nay đã thúc giục các quốc gia có thu nhập cao cung cấp hơn hai tỷ liều vaccine cho các vùng nghèo hơn vào giữa năm 2022. Nhưng Airfinity cho biết, đến nay, trong số hơn một tỷ liều mà G7 và Liên minh châu Âu đã cam kết, chưa đến 15% được chuyển giao.

Ông Rasmus Bech Hansen, Giám đốc điều hành của Airfinity, cho rằng, nguyên nhân là sự lựa chọn giữa việc tiếp tục với các chiến dịch tiêm tăng cường ở trong nước hoặc phân bổ lại vaacine cho các quốc gia khác như cam kết.

Tuy nhiên theo ông Hansen, không cần chia đôi như vậy. Sản lượng toàn cầu đang tăng đều đặn và dường như khó xảy ra gián đoạn sản xuất. Airfinity ước tính sản lượng có thể vượt 12 tỷ liều vào cuối năm nay, bao gồm cả ở Trung Quốc, nhiều hơn nhu cầu khoảng 11 tỷ liều cần thiết để tiêm chủng trên toàn thế giới.

Các quốc gia phương Tây có khoảng 500 triệu liều vaccine có sẵn để được phân phối lại, một phần trong số đó đã được viện trợ, dự kiến số này tăng lên khoảng 2,2 tỷ liều vào giữa năm 2022.

Theo Airfinity, vaccine của Pfizer và BioNTech chiếm khoảng 45% số mũi tiêm có sẵn có thể được phân phối lại, trong khi vaccine của Moderna chiếm khoảng một phần tư tổng số.

Nhiều quốc gia có thu nhập thấp đang dựa vào COVAX để tiếp cận được vaccine, nhưng chương trình vẫn chưa đạt được mục tiêu cung cấp vaccine cho các quốc gia.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết, các kế hoạch tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 nên được hoãn lại cho đến khi có nhiều liều vaccine hơn được phân phối đến các quốc gia còn khan hiếm vaccine này.

"Các quốc gia có thu nhập cao đã đặt hàng gấp đôi liều lượng cần thiết cho dân số của họ. Bây giờ là lúc để thể hiện tình đoàn kết với những người chưa thể tiêm chủng và những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất", báo cáo của một hội đồng xem xét phản hồi của COVID-19 cho biết.

"Bây giờ không chỉ là vấn đề về phương tiện để có được vaccine phòng COVID-19 mà cần phải có một nỗ lực phối hợp nhiều hơn trên toàn cầu để cho phép các quốc gia có nguồn cung cấp dồi dào" - ông Bech Hansen.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.