Nhiều người ở miền Trung mất tích do mưa lũ

0:00 / 0:00
0:00
Ít nhất 5 người ở Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khi vớt củi, đánh cá, lội qua ngầm tràn về nhà bị nước lũ cuốn mất tích.

Sáng 17/10, tại khu vực ngầm tràn qua thôn Ly Tôn (xã Tà Lòng, huyện Đăkrông, Quảng Trị), lực lượng biên phòng, dân quân, công an và người dân đang tìm kiếm anh Hồ Văn Diên (21 tuổi, trú thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa) bị nước lũ cuốn mất tích.

Biên phòng tại Ba Nang dựng rào chắn, ngăn không cho người dân qua ngầm tràn Ly Tôn, sáng 17/10. Ảnh: Quang Hà

Khoảng 18h30 ngày 16/10, anh Diên từ Hướng Hoá đến thăm người thân ở thôn Ly Tôn. Khi đến ngầm tràn vào thôn, anh đi bộ ra giữa để kiểm tra mực nước, không may bị lũ cuốn.

Thời điểm này, nước sông Đăkrông dâng cao, khiến cầu tràn thôn Ly Tôn bị ngập, nước chảy xiết. Nhà chức trách xã Tà Long cho hay đã đặt biển cánh báo, rào chắn 2 đầu ngầm tràn nhưng anh cố vượt qua.

Mưa lớn hai ngày qua khiến nước tại ngầm tràn vào nhiều xã ở huyện Đăkrông và Hướng Hoá dâng cao, gây ngập lụt và chia cắt cục bộ.

Từ 1h ngày 16/10 đến 1h ngày 17/10), Quảng Trị có mưa to đến rất to, phổ biến từ 70 đến 150 mm, có nơi cao như Cửa Tùng 212 mm, Hướng Linh 163 mm.

Thuỷ điện Hương Điền đang xã lũ. Ảnh: Võ Thạnh

Tại Thừa Thiên Huế, sáng 16/10, vợ chồng ông Trần Minh Điện, 65 tuổi và bà Võ Thị Thảo (trú phường Hương Vân, thị xã Hương Trà) đi đánh cá trên sông Bồ gần cầu vượt trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã bị nước cuốn lật thuyền, mất tích.

Vợ chồng ông gặp nạn khi nước sông Bồ dâng cao do thủy điện Hương Điền đang thực hiện điều tiết nước 220-250 m3/s về hạ lưu, theo công điện chính quyền. Việc xả lũ điều tiết về hạ du đã được thông báo cho người dân.

Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu thủy điện Hương Điền ngừng điều tiết nước về hạ du để công an tìm kiếm nạn nhân. Đến 19h45 cùng ngày, lực lượng chức năng mới tìm thấy chiếc ghe.

24 giờ qua tại Thừa Thiên Huế có mưa rất to trên diện rộng, có nơi mưa đặc biệt to. Tổng lượng mưa từ 1h ngày 16/10 đến 1h ngày 17/10 phổ biến 100-200 mm, một số nơi cao hơn.

Tương tự, tại xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong (Nghệ An), sáng 16/10, ông Lô Văn Luyện (59 tuổi) cùng con trai là Lô Văn Tỵ (34 tuổi) ra suối gần nhà vớt củi trong dòng lũ và đã gặp nạn.

Ông Lô Văn Tùng, Chủ tịch xã Cắm Muộn cho biết, lực lượng cứu hộ sau đó đã phát hiện thi thể hai cha con cách nơi họ để quần áo khoảng 200 m về hạ lưu.

Cầu ngầm sông Trường trên quốc lộ 40B, xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My ngập hơn 1,2 m, sáng 17/10. Ảnh: Trà My

Tại Quảng Nam, mưa lớn khiến nước ở nhiều ngầm tràn dâng cao, chảy xiết. Lúc 9h ngày 17/10, nước sông dâng cao chảy băng qua cầu ngầm sông Trường và Nước Oa trên quốc lộ 40B, đoạn qua xã Trà Tân (huyện Bắc Trà My).

Đoạn giữa cầu ngầm nước ngập hơn 1,2 m, chảy xiết nên cơ quan chức năng đã dựng rào chắn cấm phương tiện qua lại. Đây là đoạn đường độc đạo nên các xã Trà Giáp, Trà Bui, Trà Tân (huyện Nam Trà My) và huyện Nam Trà My bị chia cắt.

Từ đêm 16 đến 9h ngày 17/10, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn kéo dài liên tục. Theo ông Trịnh Minh Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nam Trà My, một số tuyến tại các xã như Trà Cang, Trà Linh, Trà Mai có nhiều điểm sạt lở nhỏ, đất tràn xuống đường. "Nếu mưa lớn tiếp tục kéo dài, nguy cơ khối lượng đất đá sạt lở nặng nề hơn", ông Hải nói và cho hay đã sơ tán 147 hộ với 605 khẩu ở vùng có nguy cơ sạt lở về vị trí an toàn.

Tại Quảng Nam từ đêm qua đến sáng nay mưa lớn từng đợt, phổ biến từ 80 đến 214 mm. Dự báo trong 24-48 giờ tới, tổng lượng mưa phổ biến 100-250 mm, có nơi trên 300 mm.

Miền Trung đang chịu tác động của cả ba hình thái gây mưa gồm không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới và địa hình đón gió của dãy Trường Sơn. Lượng mưa từ đêm qua đến sáng nay phổ biến 70-150 mm. Một số nơi ở Hà Tĩnh mưa hơn như Cẩm Xuyên 328 mm, Thạch Điền 259 mm, TP Hà Tĩnh 236 mm; Phú Đa (Thừa Thiên Huế) 200 mm.

Cơ quan khí tượng dự báo, từ nay tới 18/10, tỉnh Nghệ An mưa 80-150 mm, cục bộ có nơi trên 150 mm; khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế mưa 250-500 mm, có nơi trên 500 mm. Các tỉnh thành từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi và bắc Tây Nguyên mưa 100-300 mm, cục bộ có nơi trên 300 mm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.