Nhiều dấu ấn đậm nét trong phát triển kinh tế - xã hội ở Cao Lộc (Lạng Sơn)

Trụ sở UBND huyện Cao Lộc
Trụ sở UBND huyện Cao Lộc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mùa Xuân mới lại về với vùng Cao Lộc (Lạng Sơn). Trong không khí chào đón một năm mới với tinh thần và khí thế tràn đầy, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Cao Lộc đã cùng nhau phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, qua đó góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chăm lo đời sống người dân.

Những ngày cuối năm 2022, chúng tôi lại có dịp về huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, một trong những huyện biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Dường như trên những con đường trải dài khắp thôn xóm, công trình điện, nhà văn hóa, lớp học mới xây dựng khang trang và trên các địa phương của huyện đã bắt đầu nhộn nhịp, rộn ràng chuẩn bị đón chào Xuân mới.

Công tác chỉ đạo, điều hành

Cao Lộc được xem là cửa ngõ quốc tế vô cùng quan trọng của tỉnh Lạng Sơn. Chính vì thế mà các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá diễn ra vô cùng tấp nập. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, trong những năm qua, huyện đã tập trung mọi tiềm lực để khai thác lợi thế vùng biên giới và kinh tế cửa khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi đúng hướng. Nhờ đó, các hoạt động thương mại và dịch vụ phát triển ngày càng sôi động, đem lại cho huyện nguồn thu cơ bản, đưa Cao Lộc từ một huyện nghèo trở thành một trong những huyện phát triển của tỉnh Lạng Sơn.

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan

Lãnh đạo huyện tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện và Quyết định của UBND huyện về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Các Nghị quyết tại kỳ họp thứ Sáu của HĐND huyện đã được thông qua, tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2022 về “Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá” và kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

Huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng vụ đông xuân. Tiếp tục triển khai thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch về phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện, chủ động phương án phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, kiểm tra các công trình thủy lợi, điều tiết nước hợp lý phục vụ sản xuất, tăng cường quản lý, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.

Lãnh đạo huyện đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Chỉ đạo công tác giải ngân thanh toán vốn đầu tư công năm 2022 đảm bảo tiến độ, tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu triển khai thi công các chương trình, dự án theo kế hoạch, trọng tâm là các công trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đất đai, quản lý tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn, phối hợp thực hiện quy hoạch tỉnh, thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện;

Chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước, tăng cường kiểm tra, thanh tra chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế, thực hiện các thủ tục để tổ chức đấu giá các khu đất công theo kế hoạch;

Chỉ đạo ngành giáo dục xây dựng hệ thống kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học phù hợp với tình hình điều kiện thực tế của địa phương, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2022 - 2023. Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.

Huyện cũng tích cực triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TU ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực, triển khai phát triển kinh tế số, cửa hàng số, ATM mềm, phối hợp từng bước xây dựng, phát triển, duy trì và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành để sẵn sàng kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

Tăng cường nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh thuộc thẩm quyền, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra có hiệu lực. Làm tốt công tác tuyển dụng viên chức các đơn vị thuộc UBND huyện năm 2022;

Thực hiện tốt công tác quốc phòng quân sự địa phương, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện, cấp xã năm 2022. Tăng cường bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, tăng cường tổ chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp mạnh các loại tội phạm theo chuyên đề, trọng tâm là tội phạm có tổ chức, tội phạm ma túy.

Ông Nguyễn Duy Anh - Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc
Ông Nguyễn Duy Anh - Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc

Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Duy Anh - Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc - cho biết: “Mặc dù thời gian qua trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh kéo dài, thiên tai, nhưng cả hệ thống chính trị của huyện đã nỗ lực, với sự đóng góp của doanh nghiệp và người dân, huyện Cao Lộc đã hoàn thành các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội đề ra năm 2022.

Trong thời gian tới, Đảng bộ và nhân dân huyện Cao Lộc tiếp tục củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết, tập trung trí tuệ, phát huy nội lực, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài,quyết tâm vượt qua những khó khăn thách thức nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2023”.

Phát triển vững mạnh toàn diện

Về sản xuất nông, lâm nghiệp: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp của Cao Lộc thực hiện 1.274.300 triệu đồng, đạt 113,34% so với kế hoạch, chiếm tỷ trọng 18,45%, tăng 6,77% so với cùng kỳ. Chăn nuôi, thú y: Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn cơ bản ổn định, Tình hình dịch bệnh khác trên đàn gia súc, gia cầm xuất hiện lẻ tẻ tại một số xã nhưng không gây thành dịch lớn, Tổ chức tiêm phòng trên đàn gia súc gia cầm kịp thời.

Về thuỷ lợi: Thường xuyên thực hiện rà soát và bảo dưỡng các trạm bơm điện để đảm bảo phục vụ tưới tiêu, tổ chức phát dọn, nạo vét, khơi thông dòng chảy sửa chữa các hư hỏng. Phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ: Trong năm, trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa lớn kéo dài dẫn đến tình trạng sạt lở, lũ quét, ngập úng cục bộ tại một số xã, thị trấn và đã có thiệt hại về người và tài sản. Ban chỉ huy TKCN và PCBL huyện đã chỉ đạo xử lý, khắc phục các địa bàn trọng yếu bị sự cố, có những hoạt động thăm hỏi, động viên, khắc phục kịp thời cho các gia đình bị ảnh hưởng sau mưa lũ.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới theo quyết định 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. tính đến hết năm 2022 đạt 259/380 tiêu chí.

Tình hình, kết quả sản xuất công nghiệp - xây dựng, hoạt động ngành thương mại, dịch vụ, hoạt động tín dụng. Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn hoạt động bình thường, ổn định. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 3.940.352 triệu đồng, đạt 108,88% so với kế hoạch, chiếm tỷ trọng 57,06%, tăng 19,53% so với cùng kỳ.

Hoạt động thương mại, dịch vụ ổn định, giá trị sản xuất ngành Dịch vụ đạt 1.691.248 triệu đồng, đạt 105,28% so với kế hoạch, chiếm tỷ trọng 24,49%, tăng 13,86% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua địa bàn trong năm 2022 thực hiện được 541,7 triệu USD. Các tổ chức hoạt động tín dụng được triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định, kết quả thực hiện trong năm 2022

Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công: Huyện đã chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện các thủ tục đầu tư đảm bảo quy định, đủ điều kiện khởi công mới 62 công trình từ các nguồn vốn.

Tổng kế hoạch vốn giao năm 2022 là: 175.063 triệu đồng, kết quả giải ngân các nguồn vốn thực hiện là: 160.966 triệu đồng, đạt 91,95% kế hoạch. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện triển khai 32 dự án (đang thực hiện 22 dự án, 04 dự án giãn tiến độ, 06 dự án hoàn thành GPMB) và 03 dự án là dự án đã hoàn thành GPMB. Quản lý, điều hành thu, chi ngân sách nhà nước: Tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện năm 2022 là 330.000 triệu đồng, đạt 90,53% dự toán tỉnh giao, đạt 80,49% dự toán huyện giao, đạt 52,85% so với cùng kỳ

Lãnh đạo huyện chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, tham gia hoạt động các ngày lễ lớn và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Khu du lịch đỉnh Mẫu Sơn - Cao Lộc Lạng Sơn
Khu du lịch đỉnh Mẫu Sơn - Cao Lộc Lạng Sơn

Công tác lao động, thương binh, xã hội và dân tộc, tổ chức đào tạo được nghề cho 2.288 lao động nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 63,7%.

Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của huyện Cao Lộc. Dự báo tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, kinh tế thế giới tiềm ẩn nguy cơ suy thoái, thị trường trong nước còn nhiều yếu tố bất lợi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Để đạt được mục tiêu, các cấp, ngành huyện Cao Lộc quyết tâm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với những giải pháp, cơ chế mang tính đột phá, khả thi, chú trọng việc tạo ra các động lực tăng trưởng mới phù hợp với các đặc điểm, xu thế và điều kiện phát triển trong tình hình mới, tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển bền vững, toàn diện.

Nhiệm vụ kế hoạch năm 2023 là rất nặng nề, song với tinh thần chủ động, sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân trong huyện Cao Lộc đã và đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2023, tiến tới thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cả giai đoạn 2021-2025.

Đọc thêm

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.