Nhiệm vụ hàng đầu năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLO) - "Tới đây ngân sách chỉ chừng mực, muốn xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, không cách nào khác phải huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước, mà muốn huy động được phải có cơ chế chính sách... Nhiệm vụ hàng đầu của Bộ GTVT phải nâng cao năng lực, hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước; phải hoàn thiện hành lang pháp lý để thu hút đầu tư” – Thủ tướng chỉ đạo.
Ngày 4/1, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW; công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; triển khai nhiệm vụ năm 2016. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 14 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), 07 chiến lược, quy hoạch và đề án khác,  hoàn thành 100% kế hoạch năm 2015; ban hành theo thẩm quyền 84 thông tư, thông tư liên tịch với các bộ, ngành và 28 quy hoạch, kế hoạch và đề án khác. 
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về Chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của các bộ năm 2014 (MEI 2014), Bộ GTVT  đứng thứ nhất về rà soát, kiểm tra, tổng kết thi hành pháp luật, đứng thứ hai về tổ chức thi hành pháp luật, đứng thứ ba về chất lượng VBQPPL, đứng thứ năm về soạn thảo VBQPPL và công khai thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật trong tổng số 14 bộ được xếp hạng. 
Giai đoạn 2011 - 2015 đã kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được 186.660 tỷ đồng (chiếm 92,15% tổng số vốn huy động được từ trước đến nay); lĩnh vực hàng hải thu hút 121.453 tỷ đồng (chiếm 77,06% tổng số vốn huy động được từ trước đến nay); hoàn thành vượt mức các mục tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông như đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo khoảng 4.400km đường bộ và hơn 94.000m cầu đường bộ. 
Đặc biệt, đã hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng và đưa vào khai thác toàn tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên sớm hơn 1,5 năm so với kế hoạch; cơ bản hoàn thành nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A từ Thanh Hóa đến Cần Thơ, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch; đã đầu tư và đưa vào khai thác khoảng 704km đường cao tốc, vượt 104km so với mục tiêu đề ra. 
Hàng loạt công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác như các đường cao tốc: Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Nhật Tân; các cầu có quy mô lớn như Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Cổ Chiên, Mỹ Lợi, Hạc Trì...; hoàn thành đầu tư cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải và nhiều cảng khác, đưa tổng công suất các cảng hiện nay lên khoảng 450 triệu tấn/năm. 
Hàng loạt các dự án, công trình tại các cảng hàng không quan trọng đã hoàn thành, đưa vào khai thác  như nhà ga T2 - Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Quốc, Pleiku, Vinh, Thọ Xuân… đưa tổng năng lực của các cảng hàng không từ 42 triệu hành khách năm 2010 lên khoảng 70 triệu hành khách năm 2015… 
Nhờ những nỗ lực đó, theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2015 đứng ở vị trí 67, tăng 9 bậc so với năm 2014, tăng 36 bậc so với năm 2010.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, Việt Nam đã có bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. “Ngành giao thông 5 năm qua đã tăng 36 bậc nhờ cải cách mạnh thể chế. Năm 2015 chúng ta thu  hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh  mẽ. Đây là kết quả của cải cách thể chế, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” – Thủ tướng nhận định.
Thủ tướng cũng yêu cầu ngành GTVT  không thỏa mãn mà ra sức phát huy thành tựu đạt được, phải làm tốt hơn nữa, ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém. “Trước hết phải tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của ngành. Đây là yếu tố quyết định. Toàn ngành phải tiếp tục cải cách thể chế, cơ chế chính sách để lĩnh vực GTVT thị trường hơn, hội nhập tốt hơn, huy động nguồn lực nhiều hơn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. 
Tới đây ngân sách chỉ chừng mực, muốn xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, không cách nào khác phải huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước, mà muốn huy động được phải có cơ chế chính sách. Nhà đầu tư có hiệu quả thì mới làm. Nguồn lực của nhân dân, doanh nghiệp còn lớn, phải tạo thuận lợi bằng luật pháp, cơ chế chính sách. Nhiệm vụ hàng đầu của Bộ GTVT phải nâng cao năng lực, hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước; phải hoàn thiện hành lang pháp lý để thu hút đầu tư” – Thủ tướng chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...