“Nhật cần đối phó với cách hành xử vũ lực của TQ”

Báo Sankei cho rằng Chính quyền Noda đã không làm những việc cần làm trước phản ứng của phía Trung Quốc. Trong buổi diễn thuyết tranh cử chức Chủ tịch DPJ, Thủ tướng Noda đã nói rằng “sẽ kiên quyết đối phó trong vấn đề lãnh thổ, lãnh hải”, nhưng dường như ông không nghĩ đến việc cho xây dựng cơ sở lâu dài và cho công chức thường trú trên đảo...

[links()]Theo báo Sankei của Nhật Bản, việc chính phủ nước này quyết định chi 2,05 tỷ yen trong quỹ dự phòng để ký hợp đồng với chủ sở hữu mua 3 hòn đảo Uotsurijima, Kitakojima và Minamikojima, hoàn tất việc quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và cũng đòi chủ quyền, có ý nghĩa lớn trên cả hai mặt an ninh và đảm bảo tài nguyên biển.
Đáp lại, Chính phủ Trung Quốc đã có phản ứng quyết liệt và cử hai tàu Hải giám tới vùng biển gần Senkaku. Phía Trung Quốc cho rằng đây là hành động “duy trì chủ quyền” dựa trên “kế hoạch hành động” của Cục Hải dương Quốc gia. Trung Quốc cũng bắt đầu gấp rút đưa ra đường cơ sở xác định lãnh hải xung quanh Senkaku.
Nhật Bản nhất quyết không chấp nhận sự uy hiếp và đe dọa như vậy. Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến khả năng Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng, sử dụng vũ lực để chiếm đảo. Trong khi Chính phủ Nhật Bản chỉ áp dụng chính sách “duy trì hiện trạng”, thì quần đảo Senkaku có nguy cơ rơi vào tình thế nguy hiểm. Chính phủ Nhật Bản cần phải gấp rút tăng cường chuẩn bị bảo vệ lãnh thổ.
Trong ngày họp cuối cùng của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có cuộc nói chuyện với Thủ tướng Yoshihiko Noda, trong đó tuyên bố rằng hành động mua quần đảo Senkaku của Chính phủ Nhật Bản là “bất hợp pháp và vô hiệu, Trung Quốc kiên quyết phản đối”. 
Ngày hôm sau, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố: “Nếu Nhật Bản không lắng nghe mà đơn phương hành động, thì Nhật Bản sẽ phải hoàn toàn phải hứng chịu hậu quả của hành động đó.”
Báo Sankei cho rằng Chính quyền Noda đã không làm những việc cần làm trước phản ứng của phía Trung Quốc. Trong buổi diễn thuyết tranh cử chức Chủ tịch DPJ, Thủ tướng Noda đã nói rằng “sẽ kiên quyết đối phó trong vấn đề lãnh thổ, lãnh hải”, nhưng dường như ông không nghĩ đến việc cho xây dựng cơ sở lâu dài và cho công chức thường trú trên đảo, những biện pháp cần thiết cho việc tăng cường quản lý hiệu quả Senkaku. 
Thủ tướng Noda đã nói với ông Hồ Cẩm Đào rằng “muốn giải quyết theo quan điểm mang tính đại cục”. Nếu phát ngôn này có nghĩa là “gác lại vấn đề” để “duy trì hiện trạng” và tạm tránh “làm tranh chấp trở nên quyết liệt,” thì đây lại là vấn đề.
Đối với Nhật Bản, từ sự kiện tàu cá Trung Quốc đâm tàu tuần tra Nhật Bản hai năm trước và các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku hồi tháng 8 vừa qua, cần phải dự tính trước tình huống tàu cá Trung Quốc có vũ trang liên kết thành đội tàu tiến tới vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku.
Theo Luật bảo an trên biển được sửa đổi, có thể đối phó nhanh hơn với việc người nước ngoài đổ bộ bất hợp pháp lên đảo, nhưng để loại bỏ hành động xâm phạm chủ quyền thì không thể nói là đã đủ. 
Việc chuẩn bị về mặt pháp lý, trao nhiệm vụ canh phòng lãnh hải cho lực lượng phòng vệ là cần thiết, được coi như là sức mạnh răn đe ngay cả trong trường hợp đối thoại.
Theo TTXVN

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.