Nhân sự "đặc biệt" tái cử: Phải có đức, tài vượt trội, có khát vọng lo cho dân

Những nhân sự đặc biệt được giới thiệu và tái cử Ban chấp hành Trung ương khóa XII.
Những nhân sự đặc biệt được giới thiệu và tái cử Ban chấp hành Trung ương khóa XII.
(PLVN) - Chuyện có nhân sự "đặc biệt" là bình thường và là sự kế thừa của những Đại hội trước, nhưng lần này cần giới thiệu những người thực sự có đức, tài vượt trội, có khát vọng lo cho muôn dân.

Công tác nhân sự cho Ban chấp hành Trung ương Khóa XIII đã được thảo luận tại nhiều hội nghị Trung ương. Trong đó xác định rõ 3 độ tuổi (dưới 50; 50 - 60 và từ 61 tuổi trở lên) với những tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng... Đồng thời các hội nghị cũng bàn và cho ý kiến về quy trình xem xét giới thiệu những trường hợp đặc biệt tái cử Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Việc xem xét tái cử đối với trường hợp đặc biệt nhằm bố trí vào các vị trí mà chưa có người thay thế tốt hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Đảng cho nhân dân. Trong ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu tại Hội nghị TW 13.

Việc xem xét tái cử đối với trường hợp đặc biệt nhằm bố trí vào các vị trí mà chưa có người thay thế tốt hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Đảng cho nhân dân. Trong ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu tại Hội nghị TW 13.

Theo quy định của đảng về công tác nhân sự, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương tái cử không quá 60 tuổi. Tương tự, tuổi tái cử tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư là không quá 65 tuổi…Trong trường hợp "đặc biệt", Ban chấp hành Trung ương có thể xem xét giới thiệu tái cử đối với ủy viên Ban chấp hành đã quá 60 tuổi và Ủy viên Bộ Chính trị có độ tuổi trên 65 để Đại hội quyết định bầu vào Ban chấp hành, Bộ Chính trị...

Về quy định này, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng Đảng cho rằng, việc có trường hợp “đặc biệt” tham gia Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới là hợp lý và cần thiết, điều này cũng đã thực hiện từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII.

Công khai, minh bạch về mặt tiêu chuẩn

Ông Đinh Trọng Thị, Hiệu trưởng Trường Chính trị Trần Phú, Hà Tĩnh phân tích: "Trong công tác nhân sự lần này tiếp tục xem xét trường hợp "đặc biệt", thể hiện tính linh hoạt, sáng tạo, phát huy được tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao và phát huy truyền thống trọng dụng nhân tài của Đảng ta. Nhưng phải công khai, minh bạch về mặt tiêu chuẩn. Những trường hợp đặc biệt chỉ giành cho những nhân sự thực sự tiêu biểu được gọi là trí tuệ khan hiếm, thực sự có khả năng dẫn dắt phong trào, có khả năng cống hiến và là người nổi trội."

Dưới góc nhìn khác, ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông nhận định, gần đây, Đại hội nào cũng có những trường hợp nhân sự "đặc biệt" và chính những nhân sự này đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình.

"Chuyện có nhân sự "đặc biệt" là bình thường và là sự kế thừa của những Đại hội trước, nhưng lần này cần giới thiệu những người thực sự "đặc biệt", có đức, tài vượt trội, có khát vọng lo cho muôn dân, dám nghĩ ra những cái mới để làm, để đột phá, để tăng trưởng và phát triển mà chưa có thể có ai thay thế họ tốt hơn và có sự tín nhiệm cao thì chọn người đó ở lại. Làm được như thế là phù hợp thực tiễn được dư luận đồng tình và sẽ tạo nên bước chyển đáng kể trong Đại hội Đảng lần thứ XIII."

Làm nhiều bước, nhiều khâu để tạo ra sự thống  nhất rất cao

Theo ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở đảng, Ban Tổ chức Trung ương, chưa có nhiệm kỳ nào công tác nhân sự được bàn đến nhiều như lần này và cũng chưa có nhiệm kỳ nào việc triển khai thực hiện lựa chọn nhân sự nghiêm túc bài bản, kỹ lưỡng như lần nay.

Từ nhân sự lần đầu tham gia, đến nhân sự tái cử và cả nhân sự đặc biệt đều qua nhiều bước với quy trình chặt chẽ…Riêng đối với trường hợp nhân sự đặc biệt, Trung ương cũng đã đưa ra nguyên tắc, cách thức xem xét rất rõ ràng, minh bạch công khai. Bộ Chính trị phải xem xét một cách toàn diện, có thực sự đặc biệt hay không, sau đó  trình ra Trung ương xem xét để trình Đại hội quyết định.

Nhân sự "đặc biệt" tái cử: Phải có đức, tài vượt trội, có khát vọng lo cho dân ảnh 1

Ông Nguyễn Đức Hà (ảnh) cho biết: "Trung ương quyết định những trường hợp đặc biệt bởi thấy thực sự cần thiết. Lần này chuẩn bị nhân sự cho Trung ương khóa XIII cũng cần có trường hợp đặc biệt.

Thế nhưng, thứ nhất là sẽ không có nhiều trường hợp đặc biệt. Thứ hai là phải thực sự cần thiết, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn lắm. Trung ương đã thống nhất đối với những trường hợp đặc biệt thì bộ Chính trị sẽ xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng nhiều mặt để trình ra Ban chấp hành, Ban chấp hành xem xét sàng lọc rồi mới trình ra Đại hội để xem xét quyết định. Làm nhiều bước, nhiều khâu để tạo ra sự thống  nhất rất cao."

Nhìn lại BCH Trung ương Đảng khóa XII, những người tái cử trong trường hợp đặc biệt, đó là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các vị trí khác đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đưa đất nước vượt qua khó khăn, vững bước đi lên.

Chặng đường phía trước còn rất nhiều gian nan, nên rất cần những người lão luyện về chính trị, có kinh nghiệm, có tầm nhìn xa trông rộng, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân với một khát vọng lo cho muôn dân, nhằm đưa đất nước Việt Nam tiến lên thành quốc gia hùng cường và thịnh vượng./.

"Việc xem xét tái cử đối với trường hợp đặc biệt nhằm bố trí vào các vị trí mà chưa có người thay thế tốt hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Đảng cho nhân dân" - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho rằng, CCHC là quá trình liên tục, càng làm càng lộ ra những bất cập, cần kịp thời khắc phục để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng mong đợi của Nhân dân. (Ảnh: VGP)

Cải cách hành chính, khơi thông các nguồn lực cho phát triển

(PLVN) -  Chiều 15/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 9, đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.