Nhạc sĩ Trần Tiến: “Vô cùng hạnh phúc vì còn có người yêu mình”

Nhạc sĩ Trần Tiến và cháu gái – ca sĩ Trần Thu Hà trong đêm nhạc.
Nhạc sĩ Trần Tiến và cháu gái – ca sĩ Trần Thu Hà trong đêm nhạc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Tôi vô vùng hạnh phúc vì còn có người yêu mình trong cuộc đời này và còn có những ca sĩ, anh em ban nhạc, người thiết kế âm thanh, ánh sáng thương mình. Lâu lắm rồi tôi mới đến một sân khấu đẹp và ấm áp như thế. Các bạn yêu quý của tôi, xin chào Hà Nội của tôi!”.

Đó là những chia sẻ của nhạc sĩ Trần Tiến tại đêm nhạc “Nửa thế kỷ phiêu bạt” vừa diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

14 năm sinh sống ở Vũng Tàu, nhạc sĩ Trần Tiến dường như đã ở ẩn, ông rời xa những sự kiện âm nhạc. Rồi bất ngờ ông trở lại trong đêm nhạc được xem là lớn nhất trong cuộc đời ông. “14 năm nay tôi ở ẩn nhưng đợt COVID-19 vừa qua, tôi thấy thương người dân tôi khốn khổ vì dịch bệnh quá. Tôi tái xuất hát cho chiến sĩ hải quân ở Trường Sa, hát ở bệnh viện dã chiến. Tôi thành lập ban du ca để hát từ thiện. Cũng may bầu show thấy tôi “còn sống” nên đã mời tôi làm show này”, ông kể.

Với ông, việc trở về Hà Nội chuyến này như một sự trở về với quê hương bản xứ của mình, bởi ông là người gốc Ba Vì (Hà Nội). “Các bạn hãy coi tôi như người đi xa về. Hôm nay tôi vui lắm, hạnh phúc lắm. 4.000 chỗ ngồi đã chật kín, vé cháy từ nhiều hôm trước khi diễn ra đêm nhạc. Tôi hạnh phúc vì mình có ý nghĩa, hạnh phúc vì còn mang lại niềm vui cho mọi người”, ông bộc bạch.

Cũng tại chương trình, ông đã chia sẻ sự ra đời của ca khúc “Tạm biệt chim én”, “Mặt trời bé con” và một sáng tác mới mang tên “Lẳng lơ” (như ông tâm sự là để tặng một người đánh cá ở gần nhà ông ở Vũng Tàu, khi anh này tuổi đã cao mà chưa chịu lấy vợ). “Khi tôi sáng tác bài hát này và hát tặng, anh ấy đã có vợ. Tôi vui làm được việc có ý nghĩa”, ông nói.

Đêm nhạc “Nửa thế kỷ phiêu bạt” có đủ những ca khúc được yêu thích của Trần Tiến: Giấc mơ Chapi, Tóc gió thôi bay, Chị tôi, Mẹ tôi, Quê nhà, Lời ru buồn, Điệp khúc tình yêu, Mưa bay tháp cổ, Về đi em, Tùy hứng lý qua cầu, Vòng tay cầu hôn, Ngẫu hứng phố, Sắc màu, Giai điệu Tổ quốc, Ngẫu hứng sông Hồng, Lý ngựa ô…

Khi thể hiện cũng như nghe một số ca khúc buồn trong đêm nhạc, nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ ông rất hay sợ buồn. Ông thích niềm vui và quý trọng niềm vui. Khi mắc bạo bệnh, ông càng quý niềm vui, sự tích cực hơn hết. Ông cho biết nhờ niềm vui và khát vọng đã giúp ông sống qua bạo bệnh, vẫn "hiên ngang" sau 30 lần hóa trị. Ông khuyên những khán giả thân yêu của mình chỉ hai điều: tập thể dục và vui. Thêm một điều nữa là khi còn có hình (hài) trên trái đất này thì hãy sống tốt, để khi thoát khỏi xác phàm nhiều khổ ải sẽ hạnh phúc gặp bạn bè ở cõi phiêu miên.

Với nhiều khán giả trẻ yêu nhạc Trần Tiến, bài hát rock Đồng hồ, “Trần trụi 1987” được nghe trong đêm nhạc là một bất ngờ, một mới lạ. Đó là những ca khúc sáng tác vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, nói lên suy nghĩ của tác giả trước hiện thực xã hội.

Khi nói về nhạc sĩ Trần Tiến, nhạc sĩ Nguyễn Cường cho biết, Trần Tiến sinh ra để du ca hay nói đúng hơn du ca phương thức, là bản chất của là Trần Tiến. Còn ca sĩ Khánh Ly đã nói về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Trần Tiến, một người lúc nào cũng nhẹ nhàng, hiền hậu, thanh tao, còn một người trông “rất hoang dại”. Nhưng tại sao hai người đó lại thân với nhau thế!

Là người bạn gần gũi và thân thiết với nhạc sĩ Trần Tiến, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh khẳng định: “Trần Tiến là một ông vua nhạc Pop. Cuộc đời ông có những ngã rẽ, có những phiêu bạt, vì thế trong âm nhạc của ông cũng đa dạng, có sự chắt lọc chất liệu dân ca 3 miền. Chính điều đó đã tạo nên chất du ca trong bức tranh chung về âm nhạc của Trần Tiến”.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.