Nhà báo đang cần “chiếc áo giáp”

Nhà báo trước hết là những công dân, vì vậy nhà báo và công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng do tính chất đặc thù của nghề báo, nhà báo có trách nhiệm xã hội cao hơn, vì mỗi bài viết của họ có tác động nhất định trong xã hội, chính vì vậy các cơ chế bảo vệ nhà báo là hết sức cần thiết, trong đó bảo vệ nguồn tin là một trong các cơ chế đó để nhà báo làm tốt công tác của mình. Hiện nay,“chiếc áo giáp” pháp lý để bảo vệ nhà báo vẫn còn chưa được hoàn chỉnh...

Khi tham gia vào cuộc chiến chống tham nhũng, mỗi nhà báo, mỗi tòa soạn báo đều xác định rõ sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Trong khi “chiếc áo giáp” pháp lý để bảo vệ nhà báo vẫn còn chưa được hoàn chỉnh.

Rất nhiều nguy hiểm đang rình rập các nhà báo khi PCTN
Rất nhiều nguy hiểm đang rình rập các nhà báo khi PCTN
Trở ngại lớn nhất là sự cô lập
Tính xung kích của báo chí trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực thể hiện qua những vụ việc, vụ án điển hình được báo chí thông tin như: vụ án Năm Cam, vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng liên quan đến Mai Văn Dâu, Mạc Kim Tôn, Lương Cao Khải; các vụ án liên quan đến một số cán bộ, công chức như vụ Nguyễn Đức Chi ở Khánh Hòa, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ PMU18, vụ Đề án 112… Trên thực tế, hầu hết các vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn hành vi tham nhũng có tinh vi, phức tạp đến đâu, cũng khó qua được tai mắt của nhân dân, trong đó có báo chí. Báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Sức lan toả của báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng toàn cầu. 

TS. Nguyễn Đình Lộc – nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp:

Bảo vệ nguồn tin vừa là pháp lý, vừa là đạo lý

- Tôi nhấn mạnh, nhiều luật có quy định về bảo vệ nguồn tin chứ không phải chỉ có Luật Báo chí. Không thể đem một điều quy định về nguyên tắc tố tụng hình sự mà phủ nhận điều luật cụ thể của một lĩnh vực chuyên ngành như báo chí. Việc quy định báo chí không tiết lộ nguồn tin là quy định phổ biến của thế giới. Thông tin thì công khai, nhưng nguồn thông tin thì báo chí phải giữ bởi vì đối với báo chí là cung cấp thông tin mức độ tối đa có thể cho xã hội. Mà muốn thế phải khai thác nhiều nguồn. Nếu đưa tin mà lại lộ cả nguồn thì vô hình trung đi tố cáo người cung cấp tin. Cứ lộ ra như vậy thì ai cung cấp thông tin cho báo chí nữa? Đó vừa là vấn đề pháp lý, vừa là vấn đề đạo lý nghề nghiệp.

Ông Dương Xuân Nam – người đã từng nhiều năm nắm giữ trọng trách là Tổng Biên tập báo Tiền Phong, tờ báo có nhiều nỗ lực và sở hữu những cây viết “hồng, chuyên” trong đấu tranh chống tiêu cực - chia sẻ, các vụ án kinh tế lớn, nhất là những sai phạm trong DN, chủ yếu là DNNN đã được báo chí, truyền thông phát hiện, đã được các cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý, góp phần cảnh tỉnh, răn đe các đối tượng tham nhũng, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới, làm lành mạnh sự phát triển kinh tế.

Ông Nam viện dẫn lại kinh nghiệm trong tác nghiệp liên quan đến các vụ tham nhũng điển hình như vụ tham nhũng xảy ra ở Vinashin, PMU 18… để thấy, tham nhũng liên quan mật thiết đến quyền lực, khi quyền lực không được kiểm soát hay kiểm soát kém hiệu quả sẽ làm phát sinh tham nhũng. “Xưa nay quyền lực là một vấn đề nhạy cảm, một con dao hai lưỡi. Ở đâu có quyền lực ở đó có người đến luồn cúi, cầu cạnh, biếu xén…Và ai cũng biết rằng khi quyền lực không được kiểm soát hay kiểm soát không có hiệu quả thì thật tai hại” – ông Nam nói.

Ông Nam cho rằng, có nhiều cản trở lớn mà trong quá trình tác nghiệp, báo chí, truyền thông có thể phải đối mặt. Thứ nhất là bị “bắt dừng” khi cơ quan báo chí đang tiến hành tác nghiệp hoặc mới đăng những kì đầu tiên. Thứ hai là bị “khuyên… nên dừng” bằng cách “nói miệng, không văn bản, hoặc trao đổi qua điện thoại của đồng chí A.B. nào đó có quyền, có chức”. Thứ ba, là bị “đe dọa, hành hung” - hiện tượng này trong làng báo không ít. Thứ tư, là “bị mua chuộc” để không viết bài, hoặc viết khác đi, hoặc im lặng không báo cáo với ban biên tập. Nhiều nhà báo đã bị khởi tố, bị đuổi việc, bị tù do bị bọn tham nhũng mua chuộc mà báo chí đã đưa tin. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là “bị cô lập”: Người đấu tranh chống tham nhũng bị cô lập, nhà báo hăng hái chống tham nhũng, cơ quan báo chí tích cực chống tham nhũng cũng bị cô lập.
Trách nhiệm pháp lý và đạo đức nghề nghiệp
Tại thời điểm này, Quốc hội đang xem xét thông qua Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi. Trong lần sửa đổi này, pháp luật một lần nữa khẳng định, “Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng”. 
Luật Báo chí, Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002, Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007… đã quy định khá cụ thể về việc cung cấp, thu thập và sử dụng thông tin của nhà báo, cơ quan báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 52/2008/QĐ-BTTTT ngày 2/12/2008 ban hành Quy chế xác định trên báo chí quy định trách nhiệm xử lý đối với nguồn tin. 
Trong tác nghiệp báo chí nói chung, đấu tranh chống tham nhũng nói riêng, người làm báo có được sự hỗ trợ và đồng hành hết sức quan trọng của nguồn tin. Bên cạnh việc sử dụng thông tin chính xác, đầy đủ, không bị méo mó, không làm hiểu sai lệch, người làm báo phải bảo vệ được nguồn tin của mình. Điều 7 Luật Báo chí quy định: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng VKSND hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng”. 
Thế nhưng, tại dự thảo gần đây nhất của Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, ở điều luật có tiêu đề “Vai trò và trách nhiệm của báo chí”, đặt tại Chương VI “Vai trò và trách nhiệm của xã hội trong Phòng chống tham nhũng” bổ sung một khoản có nội dung: “Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”. 
Quy định trên tại dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng và Điều 7 Luật Báo chí có vênh nhau hay không? Nếu có, phải sửa đổi theo hướng nào? Bên cạnh việc chấp hành các quy định pháp luật, nhà báo, cơ quan báo chí có trách nhiệm thế nào trong bảo vệ nguồn tin, xét về mặt đạo đức? Quy chế xác định nguồn tin trên báo chí, được ban hành kèm theo Quyết định 52 năm 2008 của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông yêu cầu, “cơ quan báo chí, tác giả bài báo phải viện dẫn nguồn tin được sử dụng để đăng, phát trên báo chí. Khi viện dẫn nguồn tin phải thể hiện rõ nguồn tin do cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cung cấp hoặc thể hiện rõ là theo nguồn tin riêng của phóng viên, nguồn tin riêng của cơ quan báo chí và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ và tính xác thực của nguồn tin”. Vậy, việc dẫn nguồn tin trong tác phẩm báo chí nên được coi đơn thuần là vấn đề nghiệp vụ của nhà báo, hay là trách nhiệm pháp lý?
“Do chỉ là cơ quan thông tin, không phải cơ quan vũ trang,  không có điều kiện bảo vệ theo cách của cơ quan điều tra, nên biện pháp bảo vệ cao nhất của báo chí cũng chỉ nằm ở thông tin, tức là không tiết lộ nguồn. Đấy cũng là cách để báo chí tồn tại vì báo nào cũng phải có nguồn tin” – nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc từng chia sẻ. 
Cần liên kết lại
Ông Nguyễn Sĩ Dũng – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - chia sẻ, trong cuộc chiến chống tham nhũng, một yếu tố cần thiết để đạt được kết quả vững bền hơn là phải có sự liên kết giữa các cá nhân, các cơ quan, tổ chức với nhau. Chống tham nhũng về bản chất là chống lại hành vi lạm dụng quyền hạn của Nhà nước để trục lợi cá nhân, cho nên cần phải có sức mạnh cộng đồng để đấu tranh lại với sự lạm dụng quyền lực đó. “Nhược điểm của chúng ta là tác nghiệp riêng lẻ, thiếu sự hợp tác. Báo chí phải gắn kết với nhau, gắn kết với các đại biểu Quốc hội, để công tác đấu tranh chống tham nhũng được thúc đẩy lên, trở thành cuộc đấu tranh thực sự của tập thể” – ông Dũng chia sẻ. 

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Trưởng phòng Pháp luật chính sách (Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông):

Cần có cơ chế bảo vệ cho nhà báo

- Trong các buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần lưu ý các cơ quan chức năng phải phối hợp chặt chẽ về mặt thông tin với các cơ quan báo chí trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng, tránh tình trạng đưa tin không chính xác, một chiều làm dư luận hiểu lầm, hiểu sai về các vụ việc được xử lý, giải quyết.

Nhà báo trước hết là những công dân, vì vậy nhà báo và công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng do tính chất đặc thù của nghề báo, nhà báo có trách nhiệm xã hội cao hơn, vì mỗi bài viết của họ có tác động nhất định trong xã hội, chính vì vậy các cơ chế bảo vệ nhà báo là hết sức cần thiết, trong đó bảo vệ nguồn tin là một trong các cơ chế đó để nhà báo làm tốt công tác của mình.

TH - MH

Tin cùng chuyên mục

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Đọc thêm

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).