Nguy cơ tai nạn ở Thị Vải – Cái Mép do… thiếu hoa tiêu

Luồng hàng hải Thị Vải-Cái Mép là tuyến chính vận chuyển hàng hóa phục vụ cho khu kinh tế trọng điểm phía nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng Tàu, TP HCM…, nếu tai nạn xảy ra đối với các con tàu có trọng tải lớn thì phải mất ít nhất một năm hoặc nhiều thời gian hơn nữa để chuyển hàng hóa ra khỏi tàu và di dời tàu ra khỏi luồng hàng hải.

PLVN đã có loạt bài phản ánh thực trạng nhức nhối xung quanh dịch vụ hoa tiêu thuộc Cty CP dịch vụ và vận tải biển Vũng Tàu (Vungtau Ship). Trong khi sự việc chưa được xử lý, mới đây, đồng loạt nhiều hoa tiêu ngoại hạng tại doanh nghiệp này đã có đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động, đe dọa xảy ra mất an toàn hàng hải trên luồng Thị Vải – Cái Mép do thiếu hoa tiêu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Gần 2/3 số hoa tiêu ngoại hạng xin nghỉ việc

Theo báo cáo của Vungtau Ship, năm 2010 đã dẫn thành công 12.004 lượt tàu; năm 2011 dẫn dắt 8.525 lượt tàu; năm 2012 dẫn dắt 9.024 lượt tàu. Trung bình mỗi ngày dẫn từ 40 - 60 tàu lớn nhỏ và trong đó trên luồng Thị Vải – Cái Mép, chiếm đến 90% lượt tàu ra vào trên tuyến luồng hàng hải khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu. Mỗi tuần các cảng biển trên sông Thị Vải - Cái Mép có mấy chục tàu có trọng tải lớn ra vào; thậm chí, có ngày hơn chục lượt tàu trọng tải lớn ra vào các cảng.

Thế nhưng, ngày 17/5/2013, có đến 5/10 hoa tiêu ngoại hạng xin chấm dứt hợp đồng lao động với Cty Vungtau ship. Trước đó, như PLVN từng đề cập, ngày 1/4/2013, đã có 4 hoa tiêu ngoại hạng giỏi của Cty chuyển đi nơi khác làm việc. Như vậy, chỉ trong vòng hơn một tháng, 9/14 hoa tiêu ngoại hạng tại Vungtau Ship xin chuyển công tác hoặc xin chấm dứt hợp đồng mà nguyên nhân chính là “bức xúc về cách điều hành, quản lý thiếu tôn trọng của Tổng giám đốc Cty đối với hoa tiêu và người lao động”.

Thị Vải – Cái Mép là luồng hàng hải quan trọng nhất trong lưu vực luồng hàng hải Vũng Tàu. Chỉ tính riêng trên sông Thị Vải - Cái Mép có 25 cảng biển, trong đó có tới 15 cảng có thể tiếp nhận những  tàu có trọng tải lớn và 7 cảng chuyên dụng cho tàu container đã hoạt động, đây là các cảng container liên doanh với các hãng tàu và các tập đoàn cảng biển lớn nhất thế giới hiện nay. Ngày 19/12/2012, hoa tiêu Vũng Tàu đã dẫn thành công tàu CMA-CMG LAPEROUSE vào cảng - một trong những tàu chở container lớn trên thế giới.

Vấn đề đặt ra là: Liệu còn bao nhiêu hoa tiêu ngoại hạng khác tiếp tục xin nghỉ việc tại Vungtau Ship?. Sau khi 5 hoa tiêu ngoại hạng chính thức gửi đơn xin nghỉ việc, tại Hoa tiêu Vũng Tàu chỉ còn 5 hoa tiêu ngoại hạng nhưng theo quy định của Cục Hàng hải Việt Nam năm 2008, trên luồng hàng hải Vũng Tàu cần tối thiểu 8 hoa tiêu ngoại hạng.

Thực tế, để đào tạo được một hoa tiêu ngoại hạng cần ít nhất mười năm;  để dẫn được các tàu trọng tải lớn ra vào các cảng  trên sông Thị Vải - Cái Mép phải có thâm niên ít nhất 15 năm trong nghề hoa tiêu hàng hải và đã được đưa đi học tại các trung tâm đào tạo hoa tiêu ở những nước có ngành hàng hải phát triển.

Hậu quả ai chịu?

Theo kiến nghị tập thể của CBNV Hoa tiêu Vũng Tàu, Tổng giám đốc và ban lãnh đạo Vungtau Ship sau khi cổ phần hóa “thiếu trình độ chuyên môn về hàng hải, kể cả kinh nghiệm quản lý DN, thiếu tôn trọng hoa tiêu và người lao động”. CBNV cáo buộc, khi xây dựng cơ chế trả lương trong Cty, lương của các lãnh đạo rất cao trong khi lương của hoa tiêu giảm chỉ còn bằng 1/2 so với trước đây. Khi các hoa tiêu kiến nghị thì được lãnh đạo trả lời: “ở Cty này chỉ có thế thôi, hoa tiêu nào không thích thì chuyển đi nơi khác mà làm”.

Việc quá nhiều hoa tiêu giỏi của VungTau ship ra đi sẽ là nguy cơ tiềm ẩn tai nạn hàng hải trên luồng hàng hải Vũng Tàu nói chung và sông Thị Vải-Cái Mép nói riêng. Ngày 9/4/2012, đã xảy ra vụ tai nạn đối với tàu TRUONG HAI STAR chở 70 container, gây thiệt hại gần 100 tỷ đồng.

Một thực tế, luồng hàng hải Thị Vải-Cái Mép là tuyến chính vận chuyển hàng hóa phục vụ cho khu kinh tế trọng điểm phía nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng Tàu, TP HCM…, nếu tai nạn xảy ra đối với các con tàu có trọng tải lớn thì phải mất ít nhất một năm hoặc nhiều thời gian hơn nữa để chuyển hàng hóa ra khỏi tàu và di dời tàu ra khỏi luồng hàng hải.

Sau hơn 6 tháng cổ phần hóa, hiện  CBNV hoa tiêu Vũng Tàu đang rất băn khoăn: “Với những gì đang diễn ra, khi xảy ra tai nạn hàng hải cho các con tàu có trọng tải lớn trên sông Thị Vải - Cái Mép trong tương lai thì trách nhiệm thuộc về ai?”.

Tập thể CBNV hoa tiêu Vũng Tàu đã chính thức kiến nghị với Bộ GTVT và các cơ quan chức năng tách Xí nghiệp Hoa tiêu Vũng Tàu ra khỏi Vung tau Ship, thành lập Cty hoa tiêu Vũng Tau để tạo vị thế cho hoa tiêu Vũng Tàu phát triển, đảm bảo an toàn hàng hải trên luồng Thị Vải - Cái Mép  Vũng Tàu.

Liên tục tàu bị mắc kẹt

Trong khi các hoa tiêu bức xúc với cách điều hành thiếu tôn trọng của lãnh đạo Cty Vungtau Ship, đã có hàng loạt sự cố liên quan đến việc dẫn tầu ra vào cảng. Ngày 11/4/2013, hoa tiêu Đào Văn Hải (hoa tiêu ngoại hạng của Vungtau Ship) dẫn tàu Vinh 02 chở 3.930 tấn Amunium sufat rời khu neo Vũng Tàu vào cập cảng Gò Dầu B2 đã gây tai nạn làm hư hỏng tàu và cầu cảng.

Ngày 31/5/2013, hoa tiêu Nguyễn Đình Long (hoa tiêu ngoại hạng của Vungtau Ship) dẫn tàu AFRICAN KOOKABURRA quốc tịch Panama  trọng tải 55.610 tấn, chở 28.900 tấn phân bón vào cầu A Phú Mỹ BARIA SERECE bị mắc cạn, gây ra thiệt hại lớn cho chủ tàu.

Cơ quan điều tra đang làm rõ nguyên nhân tai nạn.

Đoàn Công

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.