Nguy cơ hàng trăm quả thủy lôi phát nổ ở Biển Đen liên quan xung đột Nga-Ukraine?

0:00 / 0:00
0:00
Các quả thủy lôi này được nối với nhau bằng một dây cáp thép, cột với một mỏ neo, giúp thiết bị có khả năng ngụy trang và không nổi lên mặt nước. Thuốc nổ sẽ kích hoạt khi thủy lôi tiếp xúc với mạn của một con tàu...

Tàu quét mìn Thổ Nhĩ Kỳ di chuyển trên eo biển Bosphorus hôm 26/3. Ảnh: Reuters

Từ cuối tuần trước, hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện, tháo gỡ và hủy nổ một số thủy lôi trôi dạt trên biển, trong đó có vụ ở gần eo biển huyết mạch Bosporus nối giữa Biển Đen với Biển Marmara và cuối cùng là ra Địa Trung Hải. Nhà chức trách đã phải tạm thời đóng cửa eo biển để lực lượng chức năng tháo gỡ thủy lôi tại eo biển.

Đây là loại thủy lôi mỏ neo không nổi trên bề mặt nước biển, mà chìm ở dưới. Các trái thủy lôi này được nối với nhau bằng một dây cáp thép, cột với một mỏ neo, giúp thiết bị có được khả năng ngụy trang và không nổi lên trên mặt nước. Thuốc nổ sẽ kích hoạt khi thủy lôi tiếp xúc với mạn của một con tàu.

Đầu tuần trước, Bộ Quốc phòng Nga và Cơ quan An ninh Quốc gia Liên bang Nga (FSB) cảnh báo tình trạng thủy lôi do Ukraine cài cắm đang trôi nổi ở ngoài khơi bờ biển Odesa và bị đánh dạt sau một trận bão làm đứt phao neo. Thông tin phía Nga cho biết có hàng trăm quả thủy lôi dạng này.

Ukraine bác bỏ những cáo buộc này, gọi đây là hành động “thông tin sai lệch” mà phía Nga thực hiện nhằm hạ thâp uy tín của chính quyền Kiev trên trước dư luận thế giới. Ukraine cho biết số thủy lôi này là từ các kho ở Crimea – bán đảo sáp nhập vào Nga từ năm 2014 nhưng chưa được Kiev công nhận. Ukraine có ý đổ lỗi cho Nga răng thủy lôi ở vùng biển Sevastopol ngoài khơi Crimea.

Đã có thỏa thuận quốc tế về cấm mìn trên đất liền, nhưng chưa có một thỏa thuận tương tự như vậy đối với thủy lôi, mìn hải quân. Các quốc gia thậm chí được phép rải thủy lôi trong vùng lãnh hải của mình để ngăn chặn một cuộc tấn công từ bên ngoài. Tuy nhiên, Công ước Hague về thủy lôi ngầm (năm 1907) có đặt ra một số yêu cầu buộc các nước phải tuân thủ. Một trong số đó chính là quy định không được phép để thủy lôi trôi dạt trên các vùng biển quốc tế.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.