Người nghèo nông thôn không muốn thoát nghèo?

Theo các ĐBQH, chính sách cho hộ nghèo đang tạo tư tưởng ỷ lại, người dân chỉ muốn là hộ nghèo mà không muốn thoát nghèo. Vì thực tế, hộ nghèo không có nhà thì được xây, không có ăn thì được cấp lương thực, hộ cận nghèo thì tiết kiệm điện, hộ nghèo thì thắp điện cả đêm…

Hôm nay, Quốc Hội dành trọn một ngày làm việc tại Hội trường để thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 
Nông nghiệp vẫn chưa được đầu tư đúng hướng
Nông nghiệp vẫn chưa được đầu tư đúng hướng
Đầu tư cho tam nông kém hiệu quả vì thủ tục hành chính
Hầu hết các ý kiến hôm nay đều cho rằng mức đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa thỏa đáng, hay nói đúng hơn là chưa tạo ra được những cơ chế chiến lược để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, giai đoạn 2006-2011, tổng vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ là 432.788 tỷ đồng. Đại biểu Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) cho rằng so với GDP, mức đầu tư ngày càng giảm, tính ra mỗi năm một xã được đầu tư chưa đến 10 tỷ đồng.
Với 10 tỷ đồng, nhưng việc đầu tư lại không đúng thì hiệu quả lại càng yếu kém. 
Các đại biểu cho rằng, hiện nay đầu tư cho nông nghiệp mới thiên về hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, trong khi chưa chú trọng đổi mới phương thức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, nên chưa hình thành giá trị gia tăng cho sản xuất. Đầu tư hiện chỉ đáp ứng được 50-55% nhu cầu.
Hơn nữa, vấn đề đầu tư còn gặp phải tình trạng chậm giải ngân, cơ chế "xin cho", tâm lý ban phát nặng, ngân sách được Quốc hội duyệt chi từ kỳ họp tháng 11, nhưng đến tháng 5 gối năm sau Chính phủ mới bắt đầu tổ chức giải ngân và phải cuối quý II kinh phí mới đến cơ sở. 
Cũng bởi liên quan đến thủ tục hành chính nên khi tiền chưa về đến nơi, nhưng lại phải hoàn thành chỉ tiêu để nghiệm thu nên các chương trình thi công, thực hiện vội vàng, chất lượng kém, và đơn vị hưởng thụ phải chấp nhận. Để rồi công trình xây dựng cho nông thôn vừa đi vào xây dựng đã bị xuống cấp.
Liên quan đến việc đầu tư công trình cho nông thôn, đại biểu Nguyễn Thu Anh (Lâm Đồng) cho rằng, nên tính lại cách thức đầu tư. Phần lớn công trình hiện nay được xây dựng phải mất khoảng 40% tổng kinh phí chi cho khâu lập đề án. Nếu để cho người dân tự làm mà không cần những khâu “hành chính” như vậy thì chất lượng công trình sẽ được tăng lên đáng kể. 
“Đề án, duyệt đề án… đã tiêu tốn rất nhiều tiền, khiến các hạng mục đầu tư không hiệu quả”, chung quan điểm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) phát biểu.
Liên quan đến cơ chế, chính sách trong việc thực hiện đầu tư, các đại biểu cũng đề nghị cần rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Thự tế là hiện nay có rất nhiều văn bản, nhiều văn bản chồng chéo khiến việc thực hiện không hiệu quả. Thậm chí, có nhiều văn bản đưa ra mà địa phương không thể thực hiện được. 
Một đại biểu đã lấy ví dụ về thông tư liên tịch được ban hành tháng 11/2011,  nội dung chỉ đạo công việc của cả năm, nhưng lại yêu cầu cuối năm – tức là chỉ còn 2 tháng nữa – phải báo cáo kết quả.
50 hiệu sửa xe máy trong một xã?
Vấn đề đào tạo nghề cũng được các địa biểu quan tâm. Nhận xét chung của các đại biểu Quốc hội là công việc này chưa đi vào thực chất. Đánh giá 70% người được đào tạo tìm được việc làm là quá lạc quan. Ví dụ như tổ chức dạy nghề sửa chữa xe máy ở địa phương với 50 học viên trong một xã thì làm sao đạt 70% người được đào tạo sẽ mở xưởng sửa chữa…
“Làm sao để người nông dân ly nông nhưng không ly hương", đó là mục tiêu mà đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa nhấn mạnh khi nói về vấn đề đào tạo nghề.
Người nghèo đang tha thiết được... tiếp tục nghèo

Câu chuyện xóa nghèo là điều mà các đại biểu thấy còn nhiều bất cập. Chính sách cho hộ nghèo đang tạo tư tưởng ỷ lại, người dân chỉ muốn là hộ nghèo mà không muốn thoát nghèo. Vì thực tế, hộ nghèo không có nhà thì được xây, không có ăn thì được cấp lương thực, hộ cận nghèo thì tiết kiệm điện, hộ nghèo thì thắp điện cả đêm…

Đại biểu Nguyễn Thanh Hùng (Đồng Tháp) đề nghị chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo phải tính lại cho bền vững. Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An) cũng nhận định hiệu quả sử dụng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo chưa cao. Việc đầu tư xóa nghèo chưa hiệu quả, thực tế là sự chênh lệch giàu, nghèo còn lớn.
Sản xuất nông nghiệp vẫn manh mún
Để nông nghiệp, nông thôn phát triển, các đại biểu cũng đề nghị Chính Phủ có tầm nhìn dài hạn trong việc quy hoạch nông thôn.
"Nhiều quy hoạch mang từ tỉnh này sang tỉnh kia, không có quy hoạch từng vùng, từng tỉnh, chất lượng quy hoạch thấp" - đại biểu Nguyễn Thị Thanh (Ninh Bình) phản ánh. Cùng vấn đề quy hoạch, đại biểu Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) cho hay chính sách thiếu quy hoạch vùng sản xuất tập trung đã kêu nhiều lần nhưng nay vẫn chưa chuyển biến, rất ít vùng sản phẩm được xác định, dù có cũng tự phát và người dân chưa được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, sản phẩm. 
Ngoài gạo và thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên với cà phê, cao su thì đến nay việc điểm ra những vùng sản xuất tập trung như thế không nhiều. Trong khi, cà phê ở Đắk Lắk bị mất thương hiệu về tay người Trung Quốc, gạo xuất khẩu nhiều thứ hai thế giới nhưng giá thành luôn thấp hơn Thái Lan.
Liên quan đến vấn đề quy hoạch, các đại biểu cũng đề nghị phải sửa đổi luật đất đai để có thể tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh lớn có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cần phải thúc đẩy những mô hình thửa mẫu lớn, đó là ý kiến của các đại biểu cho vấn đề tập trung chuyên canh.
Giữ đất lúa, kêu gọi các nhà khoa học nghiên cứu công nghệ, thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp đối với nông nghiệp, đồng thời mở rộng nguồn vốn, có chế độ ưu đãi tín dụng cho hoạt động nông nghiệp... cũng là những vấn đề các đại biểu cho rằng cần phải có chính sách cụ thể.
Vân Tùng

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.