Người Iran đau đớn yêu cầu lãnh tụ tối cao từ chức vì quân đội bắn nhầm máy bay

Nhiều người dân Iran lên mạng xã hội bày tỏ sự đau đớn, tức giận và sốc sau khi chính phủ thừa nhận bắn nhầm máy bay Ukraine.

"Gọi đó là lỗi con người hoặc sự hèn hạ, nhục nhã, bất cứ điều gì các ngài đặt cho nó. Nhưng tôi ước các ngài hãy giết luôn chúng tôi đi. Chúng tôi không thể chịu đựng điều này thêm nữa", nhà báo Iran Farnaz Miri đăng Twitter hôm 11/1 sau tuyên bố thừa nhận của quân đội. "Chúng tôi chỉ là một nhóm xác sống, sống cuộc đời mà các ngài đã vạch sẵn".

Tuyên bố nói rằng "lỗi con người" đã dẫn đến tai nạn thảm khốc của chuyến bay số hiệu 752 thuộc Hãng hàng không Quốc tế Ukraine (UIA) ở ngoại ô Tehran sáng 8/1. Toàn bộ 167 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Theo hãng thông tấn Fars của Iran, lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei hôm 10/1 yêu cầu các thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao thông tin "rõ ràng và trung thực" tới người dân về những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, thông báo "trung thực" này không kiềm chế được cơn sốc và phẫn nộ của người dân trước cái chết của những người vô tội cũng như việc chính phủ che giấu sự thật suốt ba ngày sau tai nạn.

"Các ngài mất 3-4 ngày mới nhận ra đã bắn tên lửa sao", nhiếp ảnh gia Arash Ashournia đặt câu hỏi trên Twitter.

Sinh viên Iran biểu tình tại Tehran hôm 11/1 để phản đối chính phủ vì vụ bắn nhầm máy bay chở khách. Ảnh: AFP.

Sinh viên Iran biểu tình tại Tehran hôm 11/1 để phản đối chính phủ vì vụ bắn nhầm máy bay chở khách. Ảnh: AFP.

Vụ tai nạn của chuyến bay 752 xảy ra khoảng ba giờ sau khi Iran tập kích hai căn cứ Mỹ ở Iraq để trả thù cho tướng Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRCG). Tuyên bố của chính phủ đổ lỗi "các chuyến bay quân sự của lực lượng khủng bố Mỹ trên khắp đất nước" đã "làm tăng độ nhạy cảm trong các tổ hợp phòng không", dẫn đến lực lượng phòng thủ Iran "ở mức sẵn sàng cao nhất để đối phó với các mối đe dọa có thể".

"Trong tình huống nguy hiểm", chuyến bay 752 bị nhầm là "chuyến bay thù địch" sau khi nó chuyển hướng sang một "trung tâm quân sự nhạy cảm", lúc đó máy bay đã "vô tình trúng" tên lửa phòng không, theo tuyên bố.

Tuần trước, sau khi tướng Soleimani bị Mỹ hạ sát trong cuộc không kích ở sân bay Baghdad, Iraq, truyền thông nhà nước Iran đưa tin rầm rộ về tinh thần đoàn kết nhân dân khi hàng triệu người tiếc thương Soleimani trên khắp đất nước. Tuy nhiên, nhiều người bây giờ cảm thấy sự đoàn kết đang bị đe dọa.

"Thật xấu hổ vì các ngài không thể phân biệt máy bay chiến đấu với máy bay chở khách. Làm thế nào các ngài có thể biện minh cho thảm họa này đây?", một người dùng Twitter chất vấn.

Nghị sĩ Mohammad Reza Tabesh cho rằng việc giữ bí mật sự thật thậm chí còn gây thiệt hại nặng nề cho đất nước hơn tên lửa và bom. Nhiều người Iran đang đổ lỗi cho chính phủ vì đã che giấu sự thật, nhiều người thậm chí cho rằng các chỉ huy quân sự hàng đầu nên từ chức.

"Tôi tin rằng từ chức có thể hàn gắn. Hàng nghìn người nên từ chức, từ cấp cao đến thấp", người dùng Maryam Abdi viết.

Nhân viên cứu hộ làm việc tại hiện trường máy bay Ukraine bị bắn hạ hôm 8/1. Ảnh: AP.

Nhân viên cứu hộ làm việc tại hiện trường máy bay Ukraine bị bắn hạ hôm 8/1. Ảnh:AP.

Hàng trăm người tập trung bên ngoài Đại học Công nghệ Amir Kabir ở Tehran hôm qua để cầu nguyện cho các nạn nhân. "Chúng tôi có quyền tổ chức tang lễ và cầu nguyện. Cần có một nơi nào đó để hét ra tất cả sự tức giận này. Bây giờ chúng tôi hiểu rằng không ai trong số chúng tôi còn có thể quay lại như trước nữa", tài khoản Soheila Esmaeili cho hay.

Buổi cầu nguyện sau đó biến thành cuộc biểu tình phản đối chính phủ với nhiều người hô khẩu hiệu yêu cầu lãnh tụ tối cao từ chức và IRGC rời khỏi đất nước. Cảnh sát chống bạo động được triển khai để ngăn người biểu tình đi vào trường và giải tán đám đông.

ảnh 1

Thomas Thabane, Thủ tướng 80 tuổi của Lesotho đã kết hôn chỉ 3 tháng sau cái chết bí ẩn của người vợ cũ

Thông tin gây sốc

Thủ tướng của Lesotho - một quốc gia châu Phi nhỏ bé - đang chịu áp lực phải giải thích về cuộc gọi bí ẩn vào ngày vợ ông, bà Lipolelo (58 tuổi) bị bắn chết năm 2017. Cảnh sát trưởng Holomo Molibeli đã viết thư cho ông Thabane yêu cầu được biết danh tính của người gọi và “chủ đề” của cuộc gọi. “Các cuộc điều tra cho thấy có một liên lạc qua số điện thoại nghi vấn tại hiện trường vụ án với một số điện thoại di động khác. Số điện thoại di động đó thuộc về ông” - Cảnh sát trưởng Holomo Molibeli viết. Lời buộc tội đã làm rung chuyển quốc gia nhỏ bé có dân số 2 triệu người và là nơi Hoàng tử nước Anh Harry tới tình nguyện trong năm 2004.

Phu nhân Lipolelo bị bắn chết trong một cuộc tấn công man rợ ở ngoại ô Thủ đô Maseru chỉ 2 ngày trước khi chồng bà nhậm chức. Ba tháng sau, ông Thabane kết hôn với bà  Maesiah Ramoholi (42 tuổi) trong một lễ cưới xa hoa có sự tham dự của hàng nghìn người tại sân vận động Setsoto của Thủ đô Maseru. Trong đám cưới, họ còn dành phút mặc niệm để tưởng nhớ vị phu nhân quá cố.

Ông Relebohile Moyeye - Người phát ngôn của Thủ tướng tuyên bố, nhà lãnh đạo Thabane đã không nhận được bức thư đề ngày 23-12 của Cảnh sát trưởng. Ông cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy bức thư đó lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội. Do đó không dễ để bình luận về bất cứ điều gì vì chúng tôi không thể xác minh tính xác thực của bức thư đó”.

Được biết, bức thư đã được tiết lộ trong các tài liệu do ông Molibeli đệ trình lên tòa án cấp cao nhằm đình chỉ chức vụ của ông Thabane vì đã ra lệnh cho cảnh sát sử dụng bạo lực chống lại thường dân. Một thông tin gây sốc khác là Cảnh sát trưởng cáo buộc Thủ tướng Lesotho có “động cơ thầm kín” vì đã cố gắng ép ông nghỉ phép vô thời hạn khi các cuộc điều tra được Cục Điều tra Liên bang Mỹ hỗ trợ lần ra sự liên quan đáng ngờ của ông Thabane với cái chết của vợ cũ.

Ai bắn đệ nhất phu nhân?

Vụ sát hại bà Lipolelo, người vợ thứ hai của ông Thabane, vào tháng 6-2017 ban đầu được cho là do làn sóng bạo lực chính trị tàn phá vùng đất từng là thuộc địa cũ của Anh. Hai người đã kết hôn năm 1987 và có một con gái, nhưng họ chia tay vào năm 2012 khi ông Thabane đệ đơn ly hôn. Tuy vậy, bà Lipolelo nhất quyết từ chối nên tại thời điểm bà bị sát hại, cặp đôi vẫn có hôn nhân hợp pháp do tòa án chưa ra phán quyết.

Vào năm 2015, bà Lipolelo đã kiện lên tòa án tối cao và giành được quyền lợi của một đệ nhất phu nhân của đất nước bao gồm có một vệ sĩ và một lái xe riêng.Trong bài phát biểu nhậm chức, ông Thabane cũng đã mô tả vụ giết hại vợ của mình là một vụ “giết người vô nhân tính”.

Trong khi đó, với người vợ hiện tại, ông Thabane gặp lần đầu tiên vào năm 2012 khi bà Maesiah đến văn phòng của ông để nhờ giúp đỡ. Thấy ông Thabane “tấn công”, sau thời gian đầu từ chối, cuối cùng bà này đồng ý hẹn hò với chính trị gia cao tuổi. Trong đám cưới của mình, ông Thabane tuyên bố ông quyết tâm lấy được “người phụ nữ trong mơ” và ông vẫn cảm thấy “trẻ trung và tươi mới”.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.