Người dịch “chuẩn”, không cần chứng thực chữ ký?

Theo quy định của pháp luật về chứng thực thì bản dịch do người dịch (đủ điều kiện theo quy định của pháp luật dịch) phải được chứng thực chữ ký người dịch, Dự thảo Luật chứng thực quy định theo hướng nếu bản dịch do thành viên của các tổ chức có tư cách pháp nhân dịch thuật thực hiện, có chữ ký của người dịch, xác nhận của người đứng đầu doanh nghiệp, đóng dấu của tổ chức đó thì không cần chứng thực...

Cùng là chứng thực sơ yếu lý lịch nhưng có cơ quan thực hiện chứng thực theo hình thức chứng thực chữ ký, có cơ quan chứng thực nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người khai sơ yếu lý lịch… Bộ Tư pháp cho rằng, sở dĩ có tình trạng trên là do chưa có những quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục cũng như giá trị pháp lý của những hành vi chứng thực…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phòng Tư pháp “mắc” trong chứng thực bản dịch

Nói về những bất cập của Nghị định 79/CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, Bộ Tư pháp thừa nhận “trên thực tế, nhiều văn bản chứng thực được công nhận một cách tự phát, theo thói quen mà không có cơ sở pháp lý rõ ràng, chưa được điều chỉnh bằng pháp luật  hoặc có quy định nhưng chưa đầy đủ. Do đó, mỗi cơ quan thực hiện chứng thực một cách khác nhau đối với cùng loại việc”.

Theo quy định của Nghị định số 79/CP thì phòng Tư pháp cấp huyện có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

Tuy nhiên, trên thực tế thời gian qua, việc thực hiện quy định này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do một số cán bộ làm công tác chứng thực tại phòng Tư pháp cấp huyện trình độ còn hạn chế, chưa nhận thức rõ bản chất của việc chứng thực chữ ký người dịch nên tự thấy đây là việc vượt quá khả năng của mình; mặt khác, một số địa phương lại có vướng mắc trong việc tổ chức đội ngũ cộng tác viên dịch thuật…

Trường hợp “đặc biệt”: không cần chứng thực

Vì những bất cập trong Nghị định 79 hiện hành, Bộ Tư pháp khẳng định xây dựng Luật Chứng thực là cần thiết. Theo đó, dự thảo Luật chứng thực sẽ tập trung vào một số vấn đề mới mang tính đột phá trong hoạt động chứng thực.

 Theo quy định của pháp luật về chứng thực thì bản dịch do người dịch (đủ điều kiện theo quy định của pháp luật dịch) phải được chứng thực chữ ký người dịch, Dự thảo Luật chứng thực quy định theo hướng nếu bản dịch do thành viên của các tổ chức có tư cách pháp nhân dịch thuật thực hiện, có chữ ký của người dịch, xác nhận của người đứng đầu doanh nghiệp, đóng dấu của tổ chức đó thì không cần chứng thực.

Bởi xuất phát từ bản chất và mục đích của việc chứng thực này suy cho cùng là chứng thực hình thức. quy định nói trên, theo Bộ Tư pháp vừa giảm tải lượng việc chứng thực chữ ký người dịch của Phòng Tư pháp cấp huyện, vừa tạo thuận lợi cho người dân mà vẫn bảo đảm chất lượng của bản dịch.

Cũng theo quy định của Nghị định số 79/CP thì người dân có quyền nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao không chứng thực kèm bản chính để đối chiếu. Tuy nhiên, thực tế, phần lớn các cơ quan đều yêu cầu bản sao có chứng thực mà không chấp nhận bản sao và đối chiếu với bản chính, bởi người tiếp nhận không muốn phải chịu trách nhiệm. Đây là hành vi vi phạm quy định pháp luật nhưng chưa có chế tài hoặc cơ chế phù hợp để chấn chỉnh hiện tượng này. Đồng thời, gây tốn kém cả về thời gian, nhân lực, vật lực cho cả Nhà nước và người dân.

Dự thảo Luật Chứng thực quy định theo hướng các bên tham gia giao dịch có quyền nộp bản sao chưa chứng thực trong trường hợp nộp trực tiếp và kèm theo bản chính để đối chiếu trừ trường hợp các giấy tờ, văn bản này lại được tập hợp trong một bộ hồ sơ khác để phục vụ giao dịch khác hoặc giao dịch 3 bên. Như vậy, hạn chế các trường hợp phải chứng thực so với quy định hiện nay.

Chưa thể giao cán bộ tư pháp ký chứng thực

Tại Công văn số 6551/VPCP-PL ngày 16/9/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý để Bộ Tư pháp nghiên cứu giao thẩm quyền ký văn bản chứng thực cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, thay vì giao cho chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp xã như hiện nay để bảo đảm trách nhiệm cá nhân rõ ràng đồng thời bảo đảm thực hiện kịp thời yêu cầu chứng thực của người dân.

Trong khi đó, chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND cấp xã không phải là một chức danh tư pháp nên nhiều trường hợp không có trình độ chuyên môn về luật, do đó ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản chứng thực. Tuy nhiên, khi sửa đổi, bổ sung Nghị định 79/2007/NĐ-CP thì vấn đề này gặp phải khó khăn trong việc ký văn bản và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật hiện hành.

(Nguồn: Bộ Tư pháp)

Thanh Nhàn

Tin cùng chuyên mục

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Đọc thêm

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.

Tập huấn tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên

Toàn cảnh Lớp tập huấn.
(PLVN) - Ngày 9/4, Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp phối hợp với UNICEF tại Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn về tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật cho luật sư (LS), tư vấn viên pháp luật (TVVPL) có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho NCTN tại Khu vực phía Bắc.