Người dân phải mua máy tính, nối internet vì… lợi ích ngành điện?

Từ 1/10/2013, các hộ dùng điện trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội, sẽ phải tốn thêm khoản tiền sắm máy vi tính và kết nối Internet để kiểm tra hóa đơn tiền điện, nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi hóa đơn giấy sang điện tử mà ngành điện nói là “tiện ích”...

Từ 1/10/2013, các hộ dùng điện trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội, sẽ phải tốn thêm khoản tiền sắm máy vi tính và kết nối Internet để kiểm tra hóa đơn tiền điện, nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi hóa đơn giấy sang điện tử mà ngành điện nói là “tiện ích”.

Điện lực Cầu Giấy thông báo việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử từ ngày 1/10/2013
Điện lực Cầu Giấy thông báo việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử từ ngày 1/10/2013

Rắc rối

Mấy ngày qua, người của Công ty Điện lực Cầu Giấy đến tận nhà khách hàng gõ cửa, thông báo từ ngày 1/9/2013 đến ngày 30/9/2013, thu ngân viên của Cty Điện lực Cầu Giấy vẫn tiến hành gửi trực tiếp hóa đơn dạng giấy sau khi khách hàng thanh toán tiền điện, kèm theo Biên nhận thanh toán tiền điện (trường hợp khách hàng thanh toán tại nhà) hoặc Phiếu thu (trường hợp khách hàng thanh toán tại Cty Điện lực). Nhưng “từ 1/10/2013 trở đi: Khách hàng sẽ nhận Biên nhận thanh toán tiền điện/Phiếu thu sau khi thanh toán tiền điện, không nhận hóa đơn tiền điện dạng giấy như trước đây…”.

Như vậy, sắp tới nếu muốn có hóa đơn giá trị gia tăng như trước, tất cả các khách hàng buộc phải truy cập vào website://www.evnhanoi.com.vn, sau đó phải thực hiện tới 6 bước, với hàng chục thao tác khá lằng nhằng trên máy tính mà không phải bất kỳ hộ sử dụng điện nào cũng có thể làm được.

Theo hướng dẫn của Cty này, thì khách hàng phải vào hộp thư thoại, nhập mã khách hàng, đăng nhập, vào mục tài khoản, thay đổi mật khẩu, chọn mục tra cứu hóa đơn… mới xem được hóa đơn tiền điện của nhà mình... Trường hợp thuận lợi, thì chừng ấy bước, nhưng gặp khi mạng quá tải hoặc trục trặc kỹ thuật thì chưa chắc đã tải được hóa đơn.

Trao đổi với PV, một số hộ dân tỏ ra không đồng tình với chủ trương trên, vì theo họ chuyện kỹ thuật “điện đóm” hàng ngày có người còn chưa thạo huống hồ sắp tới phải làm thêm động tác vào mạng, với hàng loạt cú click chuột mới có thể biết được hóa đơn điện tháng đó cụ thể ra sao.

Ai được lợi?

Cty Điện lực Cầu Giấy trong thông báo gửi khách hàng thì khẳng định, việc chuyển đối hóa đơn dạng giấy truyền thống sang hóa đơn điện tử có 3 điểm tiện ích: “Tránh mất và bảo quản hóa đơn. Thuận lợi trong việc quyết toán thuế. Tiết kiệm thời gian khi truy tìm hóa đơn”. 

Trên thực tế, chủ trương này có chăng chỉ thuận tiện cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc quyết toán thuế; phần lớn khách hàng còn lại là các hộ gia đình, thì tiện ích mà ngành điện vừa nêu là không thực sự cần thiết đối với họ.

Đó là chưa nói, nếu muốn tra cứu, trích xuất thông tin liên quan đến hóa đơn dùng điện, mỗi hộ sử dụng điện kể từ tháng 10/2013 phải chi thêm khoản tiền để mua sắm máy vi tính, sau đó phải đăng ký sử dụng dịch vụ Internet hàng tháng mới có thể truy cập được vào trang thông tin điện tử của ngành điện để xem hoặc tải hóa đơn. Điều đó có nghĩa, khách hàng thì bị mất tiền còn ngành điện thì được lợi vì nếu áp dụng hình thức này, Cty Điện lực Cầu Giấy sẽ giảm bớt chi phí ín ấn hóa đơn, chi phí nhân công và thời gian cũng  sẽ giảm bớt.

Không những thế, chủ trương trên còn khiến nhiều người lo ngại vì có thể kẻ xấu sẽ giả danh nhân viên ngành điện tự in giấy tờ thanh toán để lừa khách hàng vì trên tờ Biên nhận thanh toán tiền điện mà Cty Điện lực Cầu Giấy sẽ phát hành rộng rãi từ ngày 1/10/2013 in ấn rất đơn giản, nhỏ (chỉ bằng ¼ tờ hóa đơn trước đây), không có con dấu, chữ ký xác nhận của nhân viên thu ngân hoặc người có thẩm quyền trên tờ Biên nhận này. Trong khi ở Hà Nội, đã từng xảy ra tình trạng kẻ gian làm giả biên lai thu tiền vệ sinh môi trường để lừa người dân.

Trong trường hợp này, chúng tôi cho rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin để khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử trong mua, bán hàng hóa, dịch vụ là cần thiết. Nhưng cần có lộ trình và phải có sự trao đổi, chia sẻ từ phía ngành điện. Bởi không như những loại hình dịch vụ khác, khách hàng của ngành điện là toàn dân. Điều đó có nghĩa tất cả các hộ dùng điện trên địa bàn quận Cầu Giấy sẽ phải tốn kém hơn về mặt kinh tế để “phục vụ” cho lợi ích của ngành điện?.

Thông tư 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính  hướng dẫn việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định rõ đối tượng áp dụng của hóa đơn điện tử là “Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”.

Như vậy, nếu muốn áp dụng loại hóa đơn này, thì cả 2 bên (bán và mua) phải thống nhất lựa chọn hình thức đó. Trong trường hợp này, Công ty Điện lực Cầu Giấy đã thõa thuận và đã nhận được sự đồng tình từ phía khách hàng chưa hay đây là việc làm mang tính áp đặt?.

Võ Tuấn

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.