Nghịch cảnh Tết đến

Thông điệp của người lãnh đạo Thủ đô nhắn nhủ lãnh đạo cấp dưới là chúng ta đều là lãnh đạo không biếu ai quà Tết và không nhận quà của ai. Rõ ràng đến như vậy nhưng nỗi lo biếu quà sếp khi năm hết, tết đến vẫn luôn thường trực trong "cánh" nhân viên.

Đầu tiên là chuyện thưởng Tết, có doanh nghiệp thưởng đến vài trăm triệu đồng cho các sếp, trong khi công nhân ở doanh nghiệp khác được vài trăm nghìn đồng đã là may. Giáo viên hầu hết các địa phương chẳng hy vọng gì đến chuyện thưởng Tết mà tại Hà Nội (theo điều tra của một tờ báo), giáo viên bậc Mầm non, Tiểu học nhận tiền mừng Tết của các phụ huynh học sinh vài ba chục triệu đồng là chuyện thường.

Thông điệp của người lãnh đạo Thủ đô nhắn nhủ lãnh đạo cấp dưới là chúng ta đều là lãnh đạo không biếu ai quà Tết và không nhận quà của ai. Rõ ràng đến như vậy nhưng nỗi lo biếu quà sếp khi năm hết, tết đến vẫn luôn thường trực trong "cánh" nhân viên.

Trong khi các "đại gia" sắm cây cảnh triệu đô chơi Tết, bỏ ra hàng ngàn đô thuê đào, sắm đồ gốm tiền tỷ (gốm là thổ, Tết này rước thổ về nhà tăng thêm tài lộc)... thì nhiều người lao động đang ra sức chạy đua với tết, những phụ nữ chờ bán sức giữa trời giá lạnh, nhiều trẻ em mưu sinh nửa đêm ở chợ đầu mối, các bà nội trợ điên đầu vì càng gần tết, giá cả càng tăng chóng mặt.

Những cái tin gây âu lo như cây ATM tê liệt, rồi nguy cơ về quê ăn Tết tay không vì không rút được tiền, rồi tàu xe tăng giá, vé giả hoành hành...

Co ro chờ việc. Ảnh: VietNamNet
Co ro chờ việc. Ảnh: VietNamnet.

Ngoài đường phố, không khí đón Tết nhộn nhịp. Trong bệnh viện, hàng chục người nhà bệnh nhân chen chúc dưới gầm cầu thang, có bà bệnh nhân trốn con, bỏ viện ra về chịu chết vì Tết cận kề, gia sản cạn kiệt, lo cho con vì mình mà mất Tết. Một giỏ quà tết giá "bét" nhất là 200.000 đồng mà nhiều người còn chưa dám mơ tới, thế mà một bát phở 750.000 đồng chỉ là bữa điểm tâm buổi sáng hàng ngày của bậc phú hào đời nay.

Có một phụ nữ Hà Nội muốn góp phần giảm bớt nghịch cảnh. Chứng kiến cảnh trẻ em miền núi chân trần, áo phong phanh trong mùa đông giá lạnh, chị đã cùng bạn bè quyên góp áo ấm, hơn 100 cái chăn bông gửi về nơi buốt giá ấy. Tết này, những người được nhận quà ấy hẳn ấm lòng và người cũng thanh thản niềm vui đón Xuân mới. Nếu số đông làm được như vậy, hẳn nghịch cảnh trong xã hội ta sẽ bớt đi nhiều để có những cái Tết vui trong sự sẻ chia ấm áp.

Nhị Ngọc

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.