Nghệ sĩ bảo vệ động vật hoang dã

Vũ điệu Tê tê
Vũ điệu Tê tê
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mỗi năm, lực lượng chức năng đã triệt phá hàng trăm vụ vận chuyển tê giác, voi, tê tê, chim, hổ, gấu… Trước nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã, các nghệ sĩ Việt đã cùng nhau kêu gọi cộng đồng hành động và lan tỏa thông điệp “Ngưng thịt rừng, ngừng hậu họa”.

Báo cáo của Liên Hợp quốc trong năm 2019 cho thấy có tới 1 triệu loài sinh vật trên thế giới đang bên bờ tuyệt chủng. Việt Nam đã mất nhiều loài mang tính biểu tượng, con tê giác cuối cùng ở Việt Nam bị giết năm 2010. Một vấn đề nhức nhối nữa, Việt Nam không chỉ là điểm trung chuyển mà còn là điểm đến của nạn buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD).

Tại Việt Nam, tình hình buôn bán trái phép các loài động thực vật hoang dã những năm gần đây vẫn phức tạp. Chỉ từ tháng 5-7/2019 đã ghi nhận 34 vụ buôn lậu ĐVHD, chủ yếu là ngà voi, vảy tê tê, tịch thu 51.370kg sản phẩm. Trong khi đó, theo số liệu của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam, tổng số vụ vi phạm về buôn bán trái phép ĐVHD từ năm 2005-2018 là 43.849 vụ. Từ tháng 1-6/2019 có 729 vụ vi phạm liên quan đến các loài tiêu biểu là gấu, hổ, tê giác, ngà voi, vẩy tê tê...

Hệ thống quy định pháp luật để bảo vệ ĐVHD hiện nay khá đầy đủ, chặt chẽ. Theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hành vi vận chuyển, buôn bán ĐVHD sẽ phải chịu chế tài nghiêm khắc của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều vụ giết hại ĐVHD vẫn xảy ra. Thậm chí, nhiều trường hợp “thản nhiên” tung hình ảnh, clip bạo hành ĐVHD lên mạng xã hội. Có nhiều nguyên nhân khiến ĐVHD, quý hiếm bị giết hại như vấn đề tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ ĐVHD vẫn chưa đến được với nhiều người dân, khiến cho ý thức bảo tồn, bảo vệ ĐVHD trong một số người dân chưa cao.

Trước thực tế này, nhiều nghệ sĩ Việt đã sẵn sàng đồng hành cùng hành trình bảo vệ ĐVHD. Vũ công Quang Đăng, người từng “gây sốt” với vũ điệu rửa tay kêu gọi phòng, chống dịch Covid-19, mới đây lại hóa thân thành tê tê với “Vũ điệu Tê tê” kêu gọi bảo vệ tê tê trước nguy cơ tuyệt chủng. Quang Đăng chia sẻ: “Quang Đăng tin rằng mọi thứ đều sẽ có sự chuyển biến tích cực nếu mỗi người cùng nhau lan tỏa. Một sự thay đổi nhỏ cũng có thể cứu sống một sinh mạng tê tê. Vì vậy, nếu bạn có thể nói, có thể chia sẻ, hãy làm ngay. Nếu bạn không thể san sẻ qua lời nói, hãy nhảy cùng Đăng, đưa thông điệp đến nhiều người hơn”.

Trước đó, các nghệ sĩ: Phan Anh, Hồng Nhung, Thu Minh, Thanh Bùi, Hà Anh Tuấn... đã nhiệt thành kêu gọi bảo vệ loài ĐVHD tê giác bằng nhiều hình thức. Hơn 20 nghệ sĩ, người nổi tiếng, blogger du lịch đã đồng hành cùng Tổ chức CHANGE và WildAid trong việc lên tiếng bảo vệ các loài hoang dã, như Hoa hậu Hoàn vũ Khánh Vân, Dustin Phúc Nguyễn, ca sĩ Trọng Hiếu, ca sĩ Quân A.P …

Đặc biệt, vlog “Tiếng gọi vùng hoang dã” của nhóm 1977 kêu gọi không tiêu thụ ĐVHD vì các loài này có thể lây nhiễm dịch bệnh. Chỉ trong thời gian ngắn, “Tiếng gọi vùng hoang dã” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của hàng triệu bạn trẻ và cộng đồng mạng. Nhiều hình thức sáng tạo đã được các nghệ sĩ nỗ lực thực hiện nhằm nâng cao ý thức của người dân về nạn săn bắt, buôn bán và tiêu thụ ĐVHD.

Đọc thêm

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt và thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng sụt lún đất trên địa bàn.

Hai vợ chồng chết cháy trên nương

Hiện trường vụ cháy khiến hai vợ chồng anh H.C.P tử vong.

(PLVN) - Đốt cỏ nương để lấy đất canh tác, hai vợ chồng anh H.C.P, trú tại bản Háng Lìa Hồng Thứ, thuộc huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) bị cuốn vào đám cháy dẫn đến tử vong. 

Miền Bắc hạ nhiệt, Nam Bộ vẫn nắng nóng

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (1/5) ngày cuối của đợt nghỉ lễ thời tiết có sự thay đổi. Miền Bắc sẽ chấm dứt nắng nóng, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn nắng nóng.

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).