Nghề của những trái tim nhân hậu

Chị Thanh bị lừa bán sang Trung Quốc, có bầu và đã nhiễm HIV. Đứa trẻ cũng bị nhiễm qua mẹ. Chị Thanh rơi vào hoang mang, khủng hoảng cùng cực khi bị khinh rẻ, kỳ thị tại chính nơi chôn rau cắt rốn của mình. Lúc đó chị chỉ muốn chết... Nhờ sự "vào cuộc" của nhân viên công tác xã hội, chị đã hòa nhập cộng đồng.

Những năm gần đây, mặc dù là một ngành mới nhưng cứ vào mùa tuyển sinh là ngành Công tác xã hội (CTXH) lại thu hút được một số lượng đáng nể thí sinh dự thi với tỷ lệ chọi khá cao (khoảng 1/10). Đây là tín hiệu rất tốt cho ngành nghề mới xuất hiện ở Việt Nam, nghề được xem như “bác sỹ xã hội” với rất nhiều yêu thương dành cho cộng đồng...

Tìm lại những ấm áp

Chị Thanh - quê Bắc Giang, một phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc, khi trở về mới cay đắng biết mình có bầu và đã nhiễm HIV. Không những thế, đứa trẻ chị mang trong bụng cũng đã bị nhiễm qua mẹ. Chị Thanh rơi vào hoang mang, khủng hoảng cùng cực khi bị khinh rẻ, kỳ thị tại chính nơi chôn rau cắt rốn của mình. Lúc đó chị chỉ muốn chết...

Và rồi, nhờ có sự vào cuộc của nhân viên CTXH, chị đã được chăm sóc y tế và liên hệ để hòa nhập cộng đồng. Sau một thời gian sinh con, chị Thanh giờ đã lấy lại tinh thần và trở thành một tuyên truyền viên HIV năng động, thấy mỗi ngày của mình trở nên có mục đích và ý nghĩa.

Tương tự, tại TP.Hồ Chí Minh, chị Bình, một phụ nữ lấy chồng Đài Loan, nhưng do lỡ dở đã phải nhỡ nhàng về nước. Vấn đề đặt ra với chị là làm sao để nuôi con, để hòa nhập với cộng đồng. Sau một thời gian được các nhân viên CTXH giúp đỡ, bây giờ thì mọi chuyện đã trở nên dễ dàng hơn với chị.

Một câu chuyện khác tại Trung tâm 15/5, chị Hồng từ một cô gái bán hoa đã tìm được hạnh phúc đích thực của mình. Từ tay trắng và tưởng như cuộc đời đã không còn gì để mất hơn được, vợ chồng chị Hồng hiện đã là một trong những cơ sở làm thú nhồi bông với mức lương mà trước đây chỉ là mơ ước...

Tỉnh Vĩnh Phúc có một xã rất nghèo nhưng số trẻ em vi phạm pháp luật tại địa phương lại là một vấn nạn cực kỳ nhức nhối. Đơn cử như trường hợp của em N.V.T. Do mẹ em mất sớm, bố mắc bệnh tâm thần, lúc tỉnh, lúc bất thường nên anh lớn của T. hư, phải gửi sang ông bác.

T. học lớp 8, là một trong những học sinh giỏi của lớp, bỗng một ngày đi ăn cắp xe để bán mua đồ, mua quần áo, nghiện game... Tuy vậy, sau khi bỏ ra nhiều công phu, cán bộ CTXH đã giúp bố con họ thay đổi nhận thức và tự cân bằng được cuộc sống của mình. Do đất vườn của gia đình rộng, họ đã phát triển trồng chuối, ông bố lúc tỉnh cũng đã cùng các con lao động và có thu nhập ổn định.

Đó là một trong những câu chuyện mà chuyên gia CTXH Lê Thị Bích – Trung tâm Nghiên cứu Dân số và CTXH (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) đã trực tiếp tham gia khi đi tập huấn cho cán bộ tại các địa phương. Bây giờ, chị đã trở thành “mẹ” của nhiều đứa trẻ. Có những đứa trẻ câm đã bật lên tiếng gọi “mẹ” với chị, một số cháu khác thì thỉnh thoảng lại bắt xe buýt từ quê lên thăm “mẹ” Bích, tay lễ mễ xách theo những món quà quê hồn hậu...

Chung con đường như chị Bích là chị Phước, một Việt kiều ở Anh. Trở về Sài Gòn, chỉ trong vòng 1-2 ngày, nhân viên CTXH này đã dễ dàng hòa nhập với trẻ em đường phố bởi ở chị có sức hút kì lạ. Chị cùng lăn lê bò toài ở công viên, cùng ăn những chiếc bánh mà lũ trẻ kiếm được và điều quan trọng là chị đã gợi mở và lắng nghe những tâm sự, những câu chuyện của đám trẻ để cùng thảo luận, giúp các em đưa ra phương án giải quyết vấn đề.

Nghề mới - nghề hot

Hiện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã được Chính phủ giao cùng các bộ, ngành, tổ chức có liên quan xây dựng đề án phát triển nghề CTXH, lộ trình thực hiện giai đoạn 2010-2020.

Theo đó, từ nay đến năm 2020, nước ta cần trên 20.000 cán bộ, nhân viên làm CTXH có trình độ đại học, cao đẳng. Đề án sẽ tập trung xây dựng lực lượng cán bộ, nhân viên CTXH cốt cán ở tám khu vực kinh tế, đặt mục tiêu mỗi huyện có ít nhất hai người, mỗi trung tâm CTXH có 10 người tham gia quản lý nhằm xây dựng lực lượng nòng cốt cho mạng lưới CTXH cơ sở.

Bên cạnh đó, hiện cả nước đã có khoảng 35.000 cán bộ, nhân viên đang công tác trong các lĩnh vực xã hội, nhưng đa phần chưa qua đào tạo, hầu hết không có chế độ đãi ngộ và đang phải chờ chủ trương mới của Chính phủ.

Theo PGS.TS.Nguyễn An Lịch - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân số và CTXH, nghề CTXH bao gồm tất cả các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc trẻ nhiễm HIV, phục hồi nhân phẩm, trẻ em vi phạm pháp luật.

PGS. TS Nguyễn An Lịch
PGS. TS Nguyễn An Lịch

Rồi nữa là ở nước ta, khi người dân phải đối diện với thiên tai lũ lụt, thực trạng trẻ con mồ côi, bạo lực gia đình... thì rất cần tới các kỹ năng và sự hỗ trợ để những đứa trẻ, những người bị nhiều tổn thương, hoặc những đứa trẻ phạm pháp được giúp đỡ lâu dài, để chúng phát triển hoàn thiện chứ không chỉ mang ra xét xử.

Những công việc nêu trên đã trở nên phổ biến ở các nước phát triển, và đang trong giai đoạn hình thành ở Việt Nam. Thống kê cho thấy, hiện cả nước có gần 16 triệu người trong diện cần được Nhà nước hỗ trợ hàng tháng, trong đó có khoảng 7,5 triệu người cao tuổi và khoảng 5,3 triệu người tàn tật do hậu quả để lại của chiến tranh và các di biến khác.

Tuy nhiên, cũng theo PGS.TS.Nguyễn An Lịch thì hiện nay đang có cách hiểu chưa đúng về nghề CTXH: “Chúng ta thường sử dụng thuật ngữ CTXH cho các hoạt động xã hội. CTXH tuy có xuất phát điểm từ làm từ thiện, nhưng thực ra không phải là “ban ơn”, không làm từ thiện, không phải là cho con cá mà điều quan trọng là tạo cho những người thiệt thòi kém may mắn cái cần để câu cá”. Vì thế, xã hội cần phải hiểu đúng đây là một khoa học và cũng là một nghề để không bị lẫn lộn sang các ngành nghề khác.

Và để có được đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp, trước mắt, trong điều kiện Việt Nam còn thiếu giảng viên chuyên ngành, có thể sử dụng những ngành khác gần ngành CTXH như Luật, Xã hội học... nhưng cần phải đào tạo lại để trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về CTXH.

Có thể sử dụng các chuyên gia trong nước kết hợp với chuyên gia nước ngoài để đào tạo trong nước, có áp dụng thực tiễn của Việt Nam và chương trình phải là của Việt Nam chứ không phải áp đặt hoàn toàn của nước ngoài. 

Đồng thời, chúng ta cần có nhiều người được đào tạo tại các trường chuyên nghiệp ở nước ngoài hơn nữa. Bởi theo ông, đào tạo nhiều nhưng không có tay nghề thì không thể đóng góp cho xã hội, thậm chí sẽ tạo ra những vấn đề xã hội mới. Hơn nữa, ở các nước khác, khi CTXH được coi là một ngành nghề thì họ đã có chế độ chính sách cùng với luật pháp bảo vệ.

Cho bạn, cho tôi!

Tại các trường đào tạo ngành CTXH ở Việt Nam, mỗi mùa tuyển sinh có khoảng 3.000 hồ sơ đăng ký. Ngay năm đầu, năm 2003 - ĐH Công Đoàn thí điểm tuyển sinh đã có 5.000 hồ sơ đăng ký, trong khi khóa đó chỉ tuyển 70 chỉ tiêu. Theo PGS.TS.Nguyễn An Lịch, hầu hết các cử nhân CTXH này sau khi ra trường đều đã có công việc ổn định khi tham gia vào các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội hoặc ở lại trường làm giảng viên...

Hiện nay, ngoài các trường thuộc khối Bộ LĐ-TB-XH thì các trường công lập khác như ĐH KHXH&NV TP.Hồ Chí Minh cũng vừa chính thức tuyển sinh năm đầu tiên cho ngành CTXH. Từ năm 2004, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định ban hành Chương trình Khung giáo dục đại học ngành CTXH đến nay đã có khoảng 38 trường ĐH, CĐ trong cả nước chính thức đào tạo ngành CTXH.

Song theo PGS.TS.Lịch, những ai chọn nghề CTXH phải là những người thực sự đam mê với ngành nghề này, và đặc biệt, phải có trái tim nhân hậu. Bởi theo PGS, đây là một nghề gần như tình nguyện đi chăm sóc con người với đạo đức phẩm chất trong sáng, không tìm lợi ích cho riêng mình.

“Khi đó, bạn sẽ biết lắng nghe với sự đồng cảm và tạo sự tin cậy để thân chủ giải bầy và tìm ra cách giải quyết. Đồng thời, những người trẻ phải cần phải có ngoại ngữ, bắt nhịp với khoa học hiện đại và gắn bó với dân tộc, với cộng đồng và nhịp sống hiện đại” - PGS.TS.Lịch nói.

Uyên Na

Đọc thêm

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.