'Ngày mai anh lên đường'

'Ngày mai anh lên đường'
(PLVN) - Đó là chủ đề chương trình “Quán thanh xuân” số 4 được truyền hình trực tiếp vào 20h40 ngày chủ nhật 7 tháng 4 năm 2019 trên kênh VTV1 là một hành trình cảm xúc của những lời tạm biệt trước lúc lên đường của những người con Việt Nam.

Có những thời điểm trên khắp mọi miền đất nước đều có những cuộc chia tay. Bên ấy có người ngày mai ra trận. Bên ấy có người ngày mai đi xa (Hương thầm, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn). Kể từ đấy, những thương nhớ được nối dài trên mỗi nẻo đường đất nước, những đợi chờ không hẹn được ngày gặp lại. Lời tạm biệt trong khói lửa chiến tranh chất chứa bao nỗi niềm chẳng thể thành lời, để dù rất dài và rất xa, thời gian trong cách trở vẫn đốt cháy ngời tình yêu. Tạm biệt đấy - nhưng lại mở ra những tình yêu khó phai.  

Tín vật thay lời ước hẹn thủy chung phổ biến nhất thời đấy chỉ là những chiếc khăn. Khăn thêu, khăn dù hay khăn rằn của miền Bắc/Trung/Nam đều mang ngụ ý để hơi ấm người con gái luôn ở bên người thương của mình. 

 

"Ngày mai anh lên đường" sẽ kể cho khán giả VTV nghe nhiều câu chuyện tình yêu và sự chờ đợi. Đó là chuyện tình với gần 500 bức thư của nhà văn Vũ Tú Nam và nhà báo Thanh Hương. Câu chuyện đặc biệt ở chỗ, họ yêu nhau cũng bởi những lá thư chưa đề tên người gửi, sau thành người yêu, những lá thư tiếp tục chuyển những nhớ thương. Gia tài thư tình này sau đó được xuất bản trong cuốn "Letters in Love and war".

Ông Tú Nam viết: “Mỗi lần xa nhau là một lời hứa, mỗi lần gặp nhau là một món quà”. Bà Thanh Hương: “Thương anh, yêu anh - lấy nhau lâu, nhưng sao em không hề thấy tình yêu “già” đi, hay bớt “lãng mạn” đi trong em...”.

Đó là mối tình đã có kết thúc đẹp sau 14 năm xa cách của ông Lê Hồng Tư và bà Nguyễn Thị Châu. Hai ông bà đều tham gia chiến đấu và cùng bị tù đày. Năm 1961 bà bị địch bắt giam. Khi nghe tin ông Tư cũng bị bắt, bị kết tội tử hình, nằm trong buồng giam của Tổng nha Cảnh sát, bà lấy kẹp tóc vạch lên tường bài thơ: “Áo trắng em chưa vướng bụi đời/Chưa từng mơ tưởng chuyện xa xôi/Nhưng nay gặp cảnh đời chua xót/Áo trắng này nguyện trắng mãi thôi”. Thực tế, ông bị đày ra Côn Đảo suốt 14 năm. Dù nhiều thông tin nói ông đã chết, đừng chờ nữa, bà vẫn chờ và sau 14 năm xa cách, hai người kết hôn trong sự chúc mừng của mọi người vào năm 1975.

 

Đất nước đã thống nhất nhưng rồi tiếng súng lại vang trên hai miền biên giới: Tây Nam và phía Bắc. Những cuộc chia ly lại bắt đầu. Năm 1985, sau khi học xong Học viện Quân y, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn được điều về Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Quân y 175 để chi viện cho chiến trường biên giới Tây Nam.

Những ngày đó, nơi đây thường xuyên đón nhận những thương binh nặng ở chiến trường gửi về. Mỗi khi một chiếc xe hoặc chuyến bay từ chiến trường có khoảng 60 - 70 chiến sĩ bị thương nặng phải cấp cứu. Anh và các đồng nghiệp đã dốc lòng dốc sức, phẫu thuật ngày đêm để mong cứu sống đồng đội nhưng hàng ngàn liệt sĩ đã hi sinh do vết thương quá nặng. Bệnh viện có lúc quá tải ngay cả với những tử thi. 

Còn ở biên giới phía Bắc, trong một trận đánh ác liệt vào tháng 5.1984 ở Vị Xuyên, Hà Giang, nhạc sĩ Trương Quý Hải kể : Hàng trăm đồng đội của chúng tôi đã ngã xuống. Tôi và các chiến sĩ đã tẩm liệm các anh và tình cờ tôi bắt gặp trong túi áo của một đồng đội đã hy sinh, bức thư viết trên vỏ bao thuốc lá Sa Pa ướt đẫm, màu mực Cửu Long và máu nhòe vào nhau, chỉ còn 3 chữ “Mẹ kính yêu”. Đêm đó, chúng tôi hát cho đồng đội nghe, không đàn, không đèn, không giấy, bút… Đó là cảm hứng để sau này nhạc sĩ sáng tác bài Thư về với mẹ.

 

"Ngày mai anh lên đường" còn cho khán giả của “Quán thanh xuân” biết về những mối tình sinh viên khi vào mặt trận Quảng Trị, đặc biệt là  mối tình của những chàng trai Hà thành hào hoa giữa chiến trường khốc liệt. Có những chàng lính trẻ chưa có người yêu, nhưng vẫn có những lá thư tình dành cho những người đẹp trong tâm tưởng. Có những sinh viên mang theo sách vào chiến trường vì nghĩ sẽ nhanh chóng quay lại giảng đường. Có những sinh viên ĐH Tổng hợp TPHCM trước khi lên đường - gửi lại sách vở cho bạn bè chép lại bài giảng nhưng rất nhiều người đã không về.

Trong đám tang, thay vì hoa bạn bè mang sách vở đến và đặt lên bàn thờ của người không về. Tình yêu của nữ sinh Sài Gòn với những người lên đường nhập ngũ được họ miêu tả trong những lá thư. Cho dù xa cách nhưng vượt qua cách trở địa lý, người đi xa vẫn thấy “thành phố” nhớ thương mình; hai tâm hồn dù chia xa vẫn gần nhau. Có rất nhiều gia đình "lính toàn tòng" và tiếp tục gìn giữ Tổ quốc - truyền đi tình yêu nước cho thế hệ con cháu. 

Sau cuộc chiến là câu chuyện tình yêu, tình người của những người trở về. Những người lính đến thăm và nhận chăm sóc mẹ của đồng đội đã mất, những chuyến về lại nghĩa trang xưa và đi tìm lại đồng đội. Khán giả sẽ được nghe những câu chuyện, dự án Mãi mãi tuổi 20 và một lớp trẻ không quên lịch sử.

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.