Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc: Khơi dậy sức mạnh, quyết tâm cống hiến của mỗi cá nhân

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 28/9, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư.

Thực sự trở thành nhu cầu tự thân của người dân

Trình bày Báo cáo kết quả 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định, sau 20 năm tổ chức, Ngày hội đã góp phần quan trọng trong thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ Việt Nam qua từng thời kỳ

Nhiều đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, các vị Ủy viên Trung ương, lãnh đạo các ban, bộ, ngành và địa phương đã về chung vui cùng với Nhân dân ở cả phần lễ và phần hội với sự đổi mới cả nội dung và hình thức. Ngày hội thực sự trở thành nhu cầu tự thân của người dân, là phương thức điển hình để tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh của cộng đồng.

Với ý nghĩa nhân văn đó, nhân dân ở cộng đồng dân cư, các tổ chức tôn giáo, đồng bào các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài đã tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ người nghèo và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội... Những hoạt động này đã trở thành nguồn động lực to lớn, là sức mạnh nội sinh khơi dậy niềm tin của Nhân dân và củng cố vững chắc khối ĐĐK ở mỗi khu dân cư trên cả nước.

Theo kết quả tổng hợp của các địa phương, Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội 4 cấp từ khi phát động năm 2000 đến nay đã vận động được trên 84.431 tỷ đồng, đã giúp đỡ xây mới và sửa chữa được 1.706.839 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở; trợ giúp trên 12 triệu lượt người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về khám chữa bệnh; giúp đỡ trên 3,3 triệu lượt học sinh, sinh viên về học tập.

“Ngày hội chính là phương thức quan trọng trong hoạt động của MTTQ Việt Nam để phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc, giá trị văn hóa dân tộc; khơi dậy sức mạnh, ý chí, quyết tâm cống hiến vì đất nước của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng tham gia xây dựng đất nước”- bà Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu tham dự Hội nghị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu tham dự Hội nghị.

Khẳng định việc tổ chức hiệu quả Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc là yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của MTTQ Việt Nam các cấp trong tập hợp, củng cố và phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc…, bà Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng, MTTQ Việt Nam các cấp cần tăng cường tham mưu, đề xuất đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phối hợp chính quyền đối với việc tổ chức Ngày hội hiệu quả, thiết thực. Chú trọng những địa bàn có tính đặc thù, giảm thiểu các hình thức tổ chức Ngày hội kém hiệu quả; bảo đảm nguồn lực và xã hội hóa nguồn lực trong tổ chức Ngày hội.

Tránh “hành chính hóa” để tạo không khí đầm ấm, vui tươi

Cũng tại Hội nghị, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà đã trình bày dự thảo Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch về đổi mới, nâng cao chất lượng Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc trong giai đoạn mới. Trong đó cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa của Ngày hội.

Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà trình bày báo cáo tại Hội nghị.

Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà trình bày báo cáo tại Hội nghị.

Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên trong hướng dẫn tổ chức Ngày hội; phát huy tính chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc các cấp và nhân dân trong đổi mới nội dung, hình thức tổ chức Ngày hội. Tăng cường công tác biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình; đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.

Đề cập tới việc thống nhất tên gọi, thời gian tổ chức, quy mô và điều kiện tổ chức ngày hội, bà Nguyễn Thị Thu Hà gợi mở sẽ thống nhất tên gọi “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” và được tổ chức trong khoảng từ 01/11- 18/11 hằng năm. Tùy theo điều kiện cụ thể, hằng năm các địa phương có thể hướng dẫn cơ sở và khu dân cư tổ chức Ngày hội vào cùng một thời điểm để đảm bảo sự tập trung và thống nhất. Các địa phương có thể lựa chọn quy mô tổ chức: khu dân cư, liên khu dân cư; cấp xã, liên cấp xã; cấp huyện…

Chia sẻ những trăn trở đối với việc tổ chức Ngày hội, nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm cho biết, sau 20 năm, Ngày hội được triển khai tổ chức ngày càng sâu rộng ở hầu hết khu dân cư trên phạm vi cả nước, trở thành nét đẹp truyền thống mang tính toàn quốc, toàn dân, toàn diện.

Trong thời gian tới, ông Huỳnh Đảm đề nghị cần phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ MTTQ chuyên trách, phát huy sự năng động, sáng tạo của của cán bộ Mặt trận ở khu dân cư. Việc tổ chức Ngày hội phải phù hợp với tình hình thực tế từng địa bàn dân cư, tránh “hành chính hóa” để tạo không khí đầm ấm, vui tươi, thu hút được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người dân.

Khẳng định việc tổ chức Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc ngày càng đổi mới về nội dung, hình thức, gắn với thương hiệu của MTTQ Việt Nam, bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội cho biết, điểm nhấn trong việc tổ chức Ngày hội là việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua nền tảng số, fanpage của MTTQ Việt Nam, các phương tiện phát thanh, truyền hình… Nhờ đó không khí Ngày hội được lan tỏa rộng rãi đến từng hộ gia đình, từng người dân trong cộng đồng dân cư.

Bà Nguyễn Lan Hương cho rằng cần phát huy sự năng động, sáng tạo của Ban Công tác Mặt trận khu dân cư trong việc đổi mới nội dung, hình thức và lựa chọn nội dung tổ chức Ngày hội phù hợp với thực tiễn từng địa phương. Đồng thời, tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa, làm phong phú hơn nội dung, phương thức tổ chức Ngày hội.

Nhìn lại chặng đường 20 năm qua có thể thấy, giá trị đặc trưng của Ngày hội chính là sự sẻ chia, sự gắn kết; sự hòa quyện giữa các sắc màu văn hóa và cuộc sống của người dân trong mỗi cộng đồng thông qua các trò chơi dân gian. Ngày hội cũng là dịp để phát huy tình đoàn kết, nghĩa đồng bào, tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng Công đoàn Việt Nam thực sự là một tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động

(PLVN) -Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng đề nghị triển khai sâu sắc, toàn diện, thực chất các hoạt động công đoàn, tập trung thực hiện các nhiệm vụ cốt lõi, trọng tâm, mang lại lợi ích cho người lao động, xây dựng niềm tin, tạo sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức công đoàn để Công đoàn Việt Nam thực sự là một tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động.

Đọc thêm

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Khẳng định vị thế sau 70 năm xây dựng và phát triển

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu (bìa phải) trao tặng Bằng khen cho Viện Sử học và Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. (Ảnh: vass.gov.vn).
(PLVN) -Với những thành tựu, kết quả đạt được trong suốt quá trình 70 năm xây dựng và phát triển, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã khẳng định được vị thế là cơ quan nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu của đất nước. Để hiểu rõ hơn về kết quả này cùng các mục tiêu, giải pháp phát triển của Viện trong thời gian tới, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Phan Chí Hiếu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Chiến dịch “Con rồng Mekong”: Sáng kiến được đưa vào tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc Bài 3: UNODC đánh giá cao vai trò của Hải quan Việt Nam

Quang cảnh Hội nghị tổng kết Chiến dịch “Con rồng Mekong” giai đoạn V. (Ảnh: PV).
(PLVN) -Nhân dịp tham dự Hội nghị tổng kết Chiến dịch “Con rồng Mekong” giai đoạn 5 (tổ chức tại Hà Nội vừa qua), bà Jenna Dawson Faber, Điều phối viên khu vực của UNODC (Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc) đã trao đổi với báo chí về vai trò của Hải quan Việt Nam trong thực hiện Chiến dịch “Con rồng Mekong”.

Kiến nghị cộng dồn thời gian đóng BHXH cho quân nhân xuất ngũ đến năm 2000

Ảnh minh họa: VGP
(PLVN) - "Đối chiếu với quy định nêu trên thì thời gian từ ngày 01/01/1995, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thuộc diện hưởng sinh hoạt phí, bản thân không phải đóng BHXH; do đó, thời gian từ khi nhập ngũ đến năm 2000 theo kiến nghị của cử tri chưa được tính là thời gian công tác có tham gia đóng BHXH để hưởng các chế độ BHXH sau này", Bộ Quốc phòng thông tin.

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), đề nghị các bên liên quan nhanh chóng đạt được thỏa thuận để chuyển số tiền cam kết hỗ trợ Việt Nam trị giá 15,5 tỷ USD thành những dự án mang tính đột phá.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong cộng đồng kiều bào tại UAE ngày càng lớn mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong cộng đồng kiều bào tại UAE ngày càng lớn mạnh
(PLVN) - Trong chương trình hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), tối 01/12 (giờ địa phương), tại Dubai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại UAE.

Đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường Trung Quốc cho nông, thủy sản của Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
(PLVN) - Ngày 1/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 15 Ủyban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Báo Nhân Dân
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 1/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp đồng chí Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Vương Nghị nhân dịp sang Việt Nam, tổ chức Phiên họp lần thứ 15 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam -Trung Quốc.

Tăng cường kiểm tra việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tại Công điện số 1284/CĐ-TTg ngày 1/12/2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế phối hợp cơ quan công an và các cơ quan liên quan khác tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu nhằm góp phần tạo môi trường kinh doanh, bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số

Quang cảnh phiên họp. Ảnh TTXVN
(PLVN) - Trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Geneva, Thụy Sỹ đoàn Việt Nam do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dẫn đầu, đã tham dự Kỳ họp thứ 111 của Ủy ban Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) và trình bày Báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ 15 - 17, tính từ năm 2013-2019, theo hướng dẫn của Ủy ban.

Khai mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) -Sáng 1/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia diễn ra ngày làm việc thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội có sự tham dự 1.100 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Dubai, bắt đầu tham dự COP28 và hoạt động song phương tại UAE

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Dubai, bắt đầu tham dự COP28 và hoạt động song phương tại UAE
(PLVN) - Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, tối 30/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Al Maktoum, thành phố Dubai bắt đầu chuyến công tác dự Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28), kết hợp các hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) từ ngày 30/11 đến ngày 3/12, theo lời mời của Chính phủ UAE.

Việt Nam nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân

Ảnh minh họa (Nguồn: Tạp chí tài chính).
(PLVN) -Những thành tựu đạt được trong thời gian qua thể hiện cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người trên mọi lĩnh vực, nhất là quyền hưởng thụ các thành tựu phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.