Nét độc đáo chợ tình “Phong lưu" ở Bảo Lạc (Cao Bằng)

Cuộc thi gói bánh trưng tại "ngày hội văn hoá".
Cuộc thi gói bánh trưng tại "ngày hội văn hoá".
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với những người đã từng đến Cao Bằng chắc hẳn không thể nào bỏ lỡ chợ tình “Phong lưu” ở Bảo Lạc. Phiên chợ này không chỉ là điểm hẹn hò của những cặp đôi nam nữ, thể hiện tình cảm qua các điệu múa, câu hát, tiếng khèn mà còn là một nét văn hoá rất riêng của Bảo Lạc, Cao Bằng.

Ý nghĩa chợ tình “Phong lưu”

Chợ tình ta bán nỗi sầu/ Mua vui không được mau mau ra về/ Ta đi một chuyến chợ quê/ Mua tình bán nghĩa ai chê mặc người/ Miễn sao có được nụ cười/ Của cô sơn nữ vui tươi nồng nàn/ Chợ tình níu kéo bàn chân/ Ai đến nơi đó một lần khó quên… Đó là những câu thơ được cất nên trong ngày hội tình yêu, ngày của những đôi nam, nữ trao nhau câu hẹn câu thề.

Chợ tình “Phong lưu” ở Bảo Lạc diễn ra ngày 30/3 (âm lịch) và ngày 15/8 (âm lịch) hàng năm. Hai ngày chợ hội là nơi hò hẹn của nhiều đôi lứa, họ tặng nhau những món quà thay cho lời hẹn ước rồi trao nhau ánh mắt nồng nàn. Các đôi nam nữ vừa uống rượu vừa tâm tình, trải lòng. Đó cũng là nơi thể hiện sự phồn thịnh với các sản vật, những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tày, Nùng, Lô Lô, Dao Đỏ, Sán Chỉ, Mông…

Vào ngày hội, bà con ở các bản làng xa xôi từ khắp các ngả đường náo nức kéo về dự phiên chợ với bao lời hò hẹn. Các thiếu nữ chọn cho mình bộ trang phục đẹp nhất để gặp nhau giao lưu, hát giao duyên nhộn nhịp. Tâm trạng buổi chợ tình rất lạ, giống như một cô gái trước khi yêu luôn háo hứng nhưng cũng xen lẫn lo âu và hồi hộp.

Từ lần gặp nhau ngày hội đầu 30/3, người con gái sẽ dành thời gian để khâu đôi giày mới tặng người mình thương. Qua đôi bàn tay khéo léo của người thiếu nữ, đôi giày được làm từ vải chàm, thêu hoa văn tinh tế hình rồng, phượng, mặt trăng… để tặng như hẹn ước, còn chàng trai tặng lại cho người con gái 10 phong bánh khảo nhân “tàu xá” được gói vuông vắn bằng loại giấy tím, đỏ trong ngày hội 15/8 âm lịch. Sau đó, họ tìm nơi kín đáo để tiếp tục tâm sự, hát giao duyên đến sáng rồi lại tay cầm tay, ngồi uống rượu ngô, ăn bát phở “xá xíu”, lưu luyến đến chiều tàn vẫn không muốn chia tay…

Đến chợ tình để say

Mỗi dân tộc tại phiên chợ tình lại có những cách thức trao duyên khác nhau nhưng đậm đà bản sắc riêng. Khách du lịch sẽ tận mắt trông thấy hình ảnh của các đôi nam, nữ Tày – Nùng thẹn thùng trao giày. Những đôi nam nữ người Lô Lô thì lại co kéo nhau bằng dây quai túi đựng trầu cau; hay từng tốp từ 2 – 3 đôi nam nữ dân tộc Sán Chỉ trang phục sặc sỡ, đeo nhiều trang sức bằng bạc cùng nhau hát giao duyên; Dân tộc Mông tay cầm chai rượu vừa hát vừa mời rượu nhau nồng nàn, còn những chàng trai, cô gái dân tộc Dao với tục lệ giật khăn tay (khăn quàng cổ) vừa muốn tặng vừa níu giữ như không muốn xa nhau.

Lúc màn đêm buông xuống, âm thanh của điệu hát sli, hát lượn tha thiết, làn điệu dân ca thắm đượm tình người khiến không gian trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết. Tiếng sáo vi vu, tiếng khèn Mông du dương trầm bổng gọi bạn tình da diết, các cô gái sặc sỡ váy hoa, thẹn thùng e ấp đợi chờ.

Những trò chơi dân gian cũng xuất hiện trong "ngày hội phong lưu".

Những trò chơi dân gian cũng xuất hiện trong "ngày hội phong lưu".

Dường như ai có mặt tại đó cũng đều bị cuốn hút và say mê bởi những đôi má hồng, cùng hòa chung một nhịp với những nam thanh, nữ tú nơi đây vui trong tiếng khèn, chân xoay theo điệu múa, ngắm nhìn những tà váy rung rinh, xoắn xuýt người đi, kẻ ở. Các đôi trai gái say mê hát Lượn cọi, hát Nàng ới giao duyên và tình tứ trao khăn cho nhau và cùng tham gia vào các trò chơi truyền thống, như: lày cỏ, đẩy gậy, tung còn..

Bảo tồn, gìn giữ văn hóa chợ tình Phong lưu

Để nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa độc đáo này, huyện Bảo Lạc đã tiến hành việc phục dựng ngày hội chợ tình truyền thống. Hình ảnh của ngày chợ tình được tái hiện lại trong 2 ngày 14, 15/8 (âm lịch) hằng năm với tên gọi Ngày hội “Phong lưu”.

Ngày hội không chỉ khôi phục nguyên bản ý nghĩa của chợ tình – nơi hò hẹn, trao duyên của các đôi nam nữ, du khách đến với ngày hội còn được cảm nhận không khí tất bật, náo nhiệt của một phiên chợ vùng cao, nổi bật với các loại sản vật, ẩm thực đặc trưng các dân tộc.

Từ trang phục và đồ dùng của các dân tộc Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ…, sản phẩm dệt của dân tộc Tày – Nùng đến các loại đặc sản, dược liệu như: hà thủ ô đỏ, hoàng tinh, măng bào, thịt lợn chua, thịt lợn đen xông khói, gạo nếp thơm của những vùng đất nổi tiếng Đồng Mu, Khánh Xuân, gạo nếp nương của dân tộc Sán Chỉ; các loại bánh khảo nhân “tàu xá”, bánh cao lù, cao bông…, được làm thủ công từ những nguyên liệu quý của địa phương.

Tham gia Ngày hội “Phong lưu” khách du lịch trong và ngoài nước sẽ được tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm của nhân dân các dân tộc huyện Nà Po (Trung Quốc). Du khách còn được trải nghiệm các trò chơi dân gian (tung còn, đẩy gậy, cờ người…) rất thú vị, hào hứng, những làn điệu dân ca, dân vũ các dân tộc tạo nên một không gian văn hóa đầy màu sắc như lời mời gọi, níu chân du khách gần xa.

Chợ tình Phong Lưu thực sự là ngày hội không chỉ của người dân Bảo Lạc, của người dân Cao Bằng mà đã trở thành ngày hội, ngày gặp mặt của người dân bản địa và cả những du khách trong và ngoài nước.

Đọc thêm

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.