NĐT hối thúc, Hà Nội vẫn... từ từ giải tỏa gầm vành đai 3

“Trước 30/5 - hạn chót để Hà Nội hoàn tất giải tỏa mặt bằng dưới gầm đường vành đai 3  theo yêu cầu của Bộ GTVT và nhà đầu tư (NĐT) Nhật Bản, nhưng thực tế, các cơ quan chức năng làm chưa quyết liệt...”, Chánh Thanh tra Bộ GTVT Nguyễn Văn Huyện nói.

“Trước 30/5 - hạn chót để Hà Nội hoàn tất giải tỏa mặt bằng dưới gầm đường vành đai 3  theo yêu cầu của Bộ GTVT và nhà đầu tư (NĐT) Nhật Bản, nhưng thực tế, các cơ quan chức năng làm chưa quyết liệt...”, Chánh Thanh tra Bộ GTVT Nguyễn Văn Huyện nói.

Một điểm trông giữ xe vẫn hoạt động dưới gầm đường cao tốc
Một điểm trông giữ xe vẫn hoạt động dưới gầm đường cao tốc.

Cương quyết dẹp bỏ

Cuối tháng 4/2013, Bộ GTVT đã đánh văn bản gửi UBND TP.Hà Nội thông báo về một thực trạng đáng báo động đó là khu vực gầm cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, và đặc biệt là gầm đường vành đai 3 (từ nút giao Pháp Vân đến Bắc hồ Linh Đàm và khu vực cầu Dậu) hay còn gọi là đường cao tốc trên cao của Hà Nội đã bị các tổ chức, cá nhân “xẻ thịt” biến thành các điểm trông giữ xe, kho tàng, nhà xưởng...

Việc này, theo bộ này là cực kỳ nguy hiểm vì nó không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn vi phạm nghiêm trọng các quy định hiện hành về bảo vệ công trình, kết cấu hạ tầng; vì vậy, đã kiến nghị phải giải phóng xong trước ngày  30/5/2013.

Cụ thể, theo một khảo sát trước đó, tại các trụ cầu từ T4 đến T13 cầu Vĩnh Tuy đã bị quây sắt kín để biến thành các điểm trông xe. Trên tuyến cầu cạn Pháp Vân - Thanh Trì, dưới gầm cầu có 72/193 khoang, với diện tích hơn 61 ngàn m2 cũng đã được Cty Khai thác điểm đỗ Hà Nội sử dụng làm bãi trông giữ xe ngày và đêm.

Tương tự, phía đầu đường cao tốc Pháp Vân cắt cầu Thanh Trì, hàng ngàn m2 đất khu vực nút giao thông này cũng biến thành điểm tập kết xe khách và nhà xưởng… Đáng nói, đoạn qua nút giao cầu Dậu, còn xuất hiện cả bãi trông xe tự phát và tập kết xe ba bánh của một doanh nghiệp thương binh…

Không chỉ phát thông báo tới UBND TP.Hà Nội, Bộ GTVT còn có văn bản gửi TCty Đường sắt Việt Nam yêu cầu kiểm tra, rà soát lại tình hình quản lý, sử dụng mặt bằng gầm cầu Thăng Long (cầu đường sắt) và hành lang an toàn cầu, báo cáo bộ trước 30/6/2013 - vì tình trạng “xẻ thịt” đất gầm cầu phục vụ mục đích dân sinh và kinh doanh tại đây diễn ra rất phổ biến và phức tạp.

Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT, nói: “Hà Nội có đề nghị bộ cho giữ lại một số điểm để làm bãi đỗ xe vì thành phố nói thiếu điểm đỗ. Nhưng thật sự, sức chứa của những chỗ này chẳng được bao nhiêu và không cải thiện được tình hình giao thông thành phố.

Hơn nữa, gần đây, nhà đầu tư Nhật Bản trong một cuộc họp đã kiến nghị phải khẩn trương trả lại mặt bằng cho nút giao Pháp Vân theo đúng thiết kế ban đầu. Vì thế, căn cứ quy định hiện hành, chúng tôi đề nghị bằng mọi giá phải dẹp bỏ những điểm lấn chiếm hành lang, gầm cầu để đề phòng hậu quả như mất an toàn giao thông, cháy nổ…  đang rình rập và đe dọa tới công trình giao thông.”.

Nấn ná vì lợi nhuận?

Dù hạn chót cho việc giải phóng mặt bằng gầm cao tốc trên cao Hà Nội đã được Bộ GTVT ấn định trước 30/5, nhưng thực tế đến ngày 31/5, mới chỉ có 90/193 khoang được bàn giao. “Tiến độ như vậy là chậm, thậm chí không muốn nói là chưa thực sự quyết liệt trong vấn đề này từ phía các cơ quan liên quan của Hà Nội”, ông Huyện nhận xét.

Theo quan sát của phóng viên, đến cuối tuần qua, một số điểm dưới gầm đường cao tốc trên cao vẫn còn bị một số cá nhân sử dụng trái quy định. Cụ thể, ở khu vực Pháp Vân, nhiều khoang vẫn chứa đầy xe máy, xe con, xe tải và xe khách ngoại tỉnh cùng nhiều vật dụng khác như chòi canh, container…; tại đoạn đường nối Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Xiển, mặt bằng dưới gầm cao tốc trên cao có tới 3 khoang treo biển của một doanh nghiệp thương binh vẫn ngang nhiên hoạt động  trông giữ hàng chục chiếc taxi, xe nâng hàng và điểm tập kết buôn bán đồ sành, sứ…

Trong khi gần đó, những khoang vừa mới giải tỏa xong, thì lại nhường chỗ cho những bãi rác, phế thải xây dựng rất mất vệ sinh.

Lý giải nguyên nhân của sự chậm trễ này, người đứng đầu cơ quan Thanh tra Bộ GTVT nhận định: “Có thể người ta đã lỡ cho phép làm điểm đỗ rồi nên giờ yêu cầu thu hồi, giải tỏa ngay thì lại vướng vì phải thông báo rồi phải chuẩn bị thanh lý, bàn giao…. Rút kinh nghiệm việc này, sắp tới, chúng tôi kiến nghị sửa đổi Thông tư số 39/2011 vì văn bản này có quy định trong một số “trường hợp đặc biệt”, thành phố được quyết định cho hoặc không cho làm bãi đổ xe”.

Trước đây, tại khu vực này không chỉ Cty Khai thác điểm đỗ (thuộc TCty Vận tải Hà Nội) căng biển, quây hàng rào để thu tiền trông xe mà còn có nhiều cá nhân, doanh nghiệp cùng tham gia khai thác. Vì loại hình kinh doanh này vốn đầu tư, nhân lực bỏ ra rất ít nhưng lợi nhuận thu được thì cực cao. Thế nên, một số cá nhân, tổ chức đã cố tình nấn ná bất chấp lệnh cấm từ Bộ GTVT?.

“Xanh hóa” gầm cầu, đường

Trong công văn 3340/BGTVT-TTr, Bộ GTVT đề nghị UBND TP.Hà Nội cần căn cứ thiết kế kỹ thuật của công trình (đã nhận bàn giao từ chủ đầu tư) để tiến hành tổ chức lại việc sử dụng mặt bằng gầm cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, nút giao Pháp Vân, gầm đường vành đai 3 để trồng cỏ, trồng hoa, lát gạch làm đường đi dân sinh… nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình, mỹ quan đô thị vì các công trình đều nằm ở cửa ngõ Thủ đô.

Võ Tuấn

Đọc thêm

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.