Năm mới "đốt bò" mừng thọ của người M'Nông

Tiếng cồng chiêng không thể thiếu trong lễ mừng thọ
Tiếng cồng chiêng không thể thiếu trong lễ mừng thọ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đất trời Tây Nguyên giao hòa, đồng bào M'Nông khắp Tây Nguyên đang lục tục dọn dẹp nhà cửa đón chào năm mới. Trong không khí năm hết Tết về, các thành viên trong gia đình cộng đồng M'Nông sẽ sắm sửa đồ đạc, chuẩn bị tổ chức lễ mừng thọ cho người già, đặc biệt là người mẹ - người phụ nữ quyền lực nhất trong nhà.

Cầu cho ông bà sống lâu

Buôn Jiê Yuk (xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) chủ yếu là người M’Nông Gar sinh sống. Nơi đây còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của người M’Nông như lễ cúng lúa mới, lễ mở mắt cho con, lễ cúng nhà mới… Trong đó, lễ mừng thọ cho cha mẹ vẫn được người dân nơi đầy tổ chức thường xuyên mỗi dịp đầu Xuân và giữ nguyên phong tục truyền thống của người M'Nông Gar bản địa.

Người M'Nông theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, trong gia đình người vợ giữ vị trí chính, quyền lực nhất trong nhà, nhưng người chồng không bị phân biệt đối xử, họ luôn sống tôn trọng lẫn nhau. Khi cha mẹ về già thường sống với gia đình con gái út. Cũng vì theo chế độ "nữ nhi thượng quyền" mà người M'Nông thích nhiều con, nhất là con gái.

Cứ độ Xuân về, khi đã kết thúc mùa nương rẫy, gia đình nào có bố hoặc mẹ đã trên tuổi 60 thì con cái sẽ tổ chức lễ mừng thọ cho đấng sinh thành. Trước kia lễ mừng thọ thường được người con gái cả tổ chức nhưng ngày nay tất cả các thành viên trong gia đình đều được tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ mình. Nếu kinh tế khả giả thì thịt bò (đốt bò), trâu, ít điều kiện hơn thì làm heo, gà để khao thọ.

Lễ vật trong lễ mừng thọ của người M'Nông GarLễ vật trong lễ mừng thọ của người M'Nông Gar

Trong lễ cúng mừng thọ các lễ vật không thể thiếu là 3 ché rượu cần, 1 con bò hoặc heo, 3 chén đựng cơm, 3 ống lồ ô, 1 hồ lô đựng đầy nước. Mọi thành viên trong gia đình đều có mặt, họ tất bật mỗi người một công việc ngay từ sáng sớm. Bà con trong bon, buôn làng cũng đến chung vui với gia chủ. Khi tất cả các lễ vật được bày lên cũng là lúc nghi lễ cúng mừng thọ bắt đầu.

Thầy cúng làm lễ gọi Yàng gồm thần núi, thần rừng, thần nước để xin phép được tổ chức lễ mừng thọ. Cầu khấn thần linh phù hộ cho người được mừng thọ có sức khỏe, sống lâu cùng con cháu. Tiếp đó, thầy cúng mời nhân vật chính cầm rượu cần uống và tiếp tục cầu khấn, rồi trao chiếc còng - tín vật của thần linh thể hiện sự gắn kết giữa con người với thần linh, mong thần linh luôn ở bên cạnh che chở, phù hộ gia chủ khỏe mạnh, bình an và may mắn.

Hết phần lễ, cơm được dọn sẵn trong nhà dài, xung quanh mô cơm là những bát thịt trâu, bò. Ngoài ra còn có cơm nhão và cháo gan để mời người được mừng thọ. Cả gia tộc trẻ già, lớn bé ngồi xung quanh mô cơm, ăn chung bữa cơm đoàn tụ đông vui. Ăn cơm xong, con cháu ngồi thành một vòng quanh ông bà, ché rượu đầy ắp để chính giữa. Một người con hoặc cháu đại diện tặng quà chúc mừng ông bà. Quà thường là chăn đắp và áo khố mới dệt. Lời chúc là những câu nói chân tình, kể lại công lao của ông bà đã săn sóc, nuôi dạy con cháu trưởng thành, nên người, cuối cùng là cầu mong ông bà sống lâu để con cháu có nhiều cơ hội báo đáp công ơn.

Trong dịp này, người được mừng thọ sẽ kể chuyện đời cho con cháu trong nhà nghe. Đặc biệt, dặn dò cháu con sống thuận hòa, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu ông bà không may qua đời, con cháu cũng đừng quá đau buồn, đừng khóc nhiều, đừng đập phá chiêng ché, của cải tài sản, bởi các thế hệ sau này sẽ nghèo khổ. Gia sản của ông bà để lại là của chung, không được tranh chấp nhau. Bữa tiệc chung vui họ cùng nhau uống rượu suốt đêm.

Ghi nhớ công ơn sinh thành

Với cộng đồng người M’Nông Gar nói riêng, đồng bào M'Nông nói chung, lễ mừng thọ có ý nghĩa rất to lớn và quan trọng. Lễ mừng thọ là dịp để con cháu và bà con trong buôn làng chúc phúc cho người lớn tuổi. Hơn nữa, đây còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình quây quần, cùng nhau chia sẻ những khó khăn của cuộc sống, cùng nhau chăm sóc tốt hơn cho đấng sinh thành.

Vợ chồng ông Y Tiêng Je cùng thầy cúng trong nghi lễ mừng thọ Vợ chồng ông Y Tiêng Je cùng thầy cúng trong nghi lễ mừng thọ

Già làng Ma Thuyên, buôn Jiê Yuk (xã Đắk Phơi) cho biết: “Lễ mừng thọ như một hình thức nhắc nhở thế hệ trẻ khắc ghi công ơn sinh thành và nuôi nấng của thế hệ trước. Vì thế, cho dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, con cháu cũng cố gắng chăm sóc cha mẹ, ông bà một cách đủ đầy và chu đáo".

Còn vợ ông Y Tiêng Je (ngụ buôn Jiê Yuk, xã Đắk Phơi) tâm sự: “Tôi năm nay đã hơn 70 tuổi, từ nhỏ tôi đã được tham dự nhiều buổi lễ mừng thọ được tổ chức ở trong dòng họ. Khi đã già tôi cũng may nắm được con cháu tổ chức lễ mừng thọ. Tôi cảm thấy rất xúc động vì được chứng kiến con cái mình trưởng thành, có hiếu với cha mẹ. Biết bảo ban nhau làm ăn, cùng nhau sống tốt đẹp”.

Hiện nay, nhiều gia đình không có đủ điều kiện để "đốt bò" mừng thọ, lễ vật chính chỉ có heo, gà và những ché rượu cần. Nhưng người được mừng thọ không quá coi trọng lễ vật, họ chỉ cần con cháu tụ họp vào dịp đầu Xuân để thể hiện tình yêu thương, kính trên nhường dưới, sống yêu thương nhau, cùng nhau đi qua bao mùa rẫy là vui.

Lễ mừng thọ của người M'Nông Gar tại huyện Lắk ra đời từ rất sớm, không ai biết nó có từ bao giờ, chỉ biết nó là phong tục được giữ gìn qua các thế hệ. Lễ mừng thọ được tổ chức đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Đây là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà.

Ngày 4/8/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du Lịch đã ban hành quyết định số 1841/QĐ-BVHTTDL công nhận Lễ mừng thọ của người M’Nông (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.