Năm 2030, bắt đầu khai thác tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Sơ bộ tổng mức đầu tư sẽ rơi vào khoảng 38 tỷ USD (không bao gồm đầu máy, toa xe, chi phí dự phòng và thuế). Dự kiến lộ trình xây dựng ĐSCT vào năm 2020, bắt đầu khai thác năm 2030, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến Bắc - Nam với thời gian nhanh hơn nhiều, giá vé chỉ bằng nửa giá vé máy bay.

Cơ quan ngành Đường sắt Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa họp nghiên cứu các phương án phát triển đường sắt cao tốc (ĐSCT) trên tuyến Bắc-Nam. Tại cuộc họp. các chuyên gia đã bày tỏ nhiều ý kiến xung quanh, đặc biệt là tính cần thiết của dự án.

Nên có đường sắt cao tốc?

Tại cuộc họp, ông Iwata Shizuo, Trưởng đoàn nghiên cứu của JICA cho biết: "Phương án đề xuất của JICA, ĐSCT Bắc-Nam có tổng chiều dài toàn tuyến 1.570 km (đường sắt hiện tại dài trên 1.700 km) chạy đường đôi khổ 1.435mm (khổ đường ray hiện tại 1.000mm); hướng tuyến thiết kế thẳng để tàu cao tốc đạt vận tốc tối đa 350km/giờ… Thời gian tàu chạy giữa Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh rút ngắn chỉ còn 5 giờ 40 phút".

s
Ảnh minh họa

Cũng theo ông Iwata, để giảm chi phí xây dựng, phương án ưu tiên là chọn lựa hướng tuyến với thiết kế đường đắp, bán kính đường cong tối thiểu 6.000m. Toàn tuyến ĐSCT dự kiến đầu tư 26 nhà ga, qua 20 tỉnh, thành; bình quân 63 km xây dựng 1 ga. Vị trí các nhà ga nằm gần khu vực đô thị phát triển, tạo thuận tiện trong việc đi lại cho số đông người dân thành thị…

Theo đó, sơ bộ tổng mức đầu tư sẽ rơi vào khoảng 38 tỷ USD (không bao gồm đầu máy, toa xe, chi phí dự phòng và thuế). Dự kiến lộ trình xây dựng ĐSCT vào năm 2020, bắt đầu khai thác năm 2030, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến Bắc - Nam với thời gian nhanh hơn nhiều, giá vé chỉ bằng nửa giá vé máy bay.

Trong các kịch bản phát triển đường sắt Bắc-Nam mà đoàn nghiên cứu JICA đã đưa ra thì hai đoạn Hà Nội-Vinh và Nha Trang - TP. Hồ Chí Minh đã quá tải nên cần thiết phải xây dựng đường đôi cho 2 đoạn này. Sau khi triển khai dự án, thời gian đi lại dự kiến giữa Hà Nội - Vinh là 1,1 giờ và TP Hồ Chí Minh - Nha Trang là 1,3 giờ.

“Vừa tăng tính cơ động cho hành khách lại giảm áp lực lưu lượng giao thông cho các loại hình giao thông khác nên việc triển khai dự án ĐSCT còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH ở các tỉnh, thành phố dọc tuyến; tăng cơ hội phát triển đô thị quanh các ga ĐSCT và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp đường sắt” – đại diện JICA nhấn mạnh.

Ga ĐSCT ở Hà Nội sẽ là ga Ngọc Hồi?

Cũng tại cuộc họp, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, ĐSCT là rất cần thiết vì đường ray sắt chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Ông Trần Quốc Đông, Phó Tổng giám đốc Đường sắt Việt Nam cho biết: “Sau khi có kết quả nghiên cứu tổng thể và các cơ quan tư vấn chỉ ra phương án, cách thức đầu tư có hiệu quả vào đường sắt, có lẽ nhiều doanh nghiệp, thành phần kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia xây dựng đường sắt trên hành lang đường sắt Bắc-Nam”.

Cuộc hội thảo “nóng” nhất là khi các bên tham dự đưa ra phương án về việc lựa chọn ga ĐSCT nào cho TP Hà Nội.

Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, Nguyễn Thế Minh cho rằng, nên chọn ga Ngọc Hồi bởi nó chỉ cách đường vành đai 4 hơn 1km, cũng rất gần với đường vành đai 3,5 và quốc lộ 1 cũ. Đoạn Hà Nội-Vinh nên làm đường sắt đôi khổ 1.435mm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đồng quan điểm với ông Minh, đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng lựa chọn ở đâu thì cũng phải khớp nối được với các loại hình giao thông khác và phù hợp với quy hoạch phát triển không gian đô thị. Nếu chọn ga Hà Nội thì sẽ phải đi ngầm và thiết kế ga riêng rất tốn kém. Do đó chọn ga Ngọc Hồi sẽ hợp lý hơn.

Thiên Ân

 

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.