Mức sinh còn biến động khó lường

 Mức sinh thay thế mới được duy trì qua 5 năm và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan làm tăng mức sinh trở lại do phong tục tập quán của người dân trọng nam khinh nữ vẫn nặng nề. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng nhanh đạt tới 25,9 triệu người chiếm 30% dân số. Dự kiến trong 10 năm tới, rất có thể tạo nên hiện tượng “bùng nổ dân số lần hai”.

Mức sinh thay thế mới được duy trì qua 5 năm và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan làm tăng mức sinh trở lại do phong tục tập quán của người dân trọng nam khinh nữ vẫn nặng nề. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếip tục tăng nhanh đạt tới 25,9 triệu người chiếm 30% dân số. Dự kiến trong 10 năm tới, rất có thể tạo nên hiện tượng “bùng nổ dân số lần hai”.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet

Chất lượng dân số vẫn thấp\

Mất cân bằng giới tính khi sinh bước và mức cao 110 bé trai/100 bé gái, thế nhưng chưa có biện pháp  khống chế. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Hồng có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất trong cả nước. Đây cũng là vùng có mức sinh tương đối thấp và có nên kinh tế phát triển sôi động nhất trong cả nước, người dân trong vùng có trình độ học vấn cao hơn, có điều kiện kinh tế khá giả, việc tiếp cận các dịch vụ y tế có trang thiết bị hiện đại tương đối dễ dàng nên sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ chuẩn đoán và xác định giới tính thai nhi sớm. Tình trạng này sẽ tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội, gây khó khăn trong việc xây dựng gia đình của các thế hệ tương lai.

Chất lượng dân số thấp. Tỷ lệ trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm tới 3% và xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, lối sống hoặc phong tục, tập quán lạc hậu. Chỉ số phát triển con người xếp hạng 116/182 nước tham gia xếp hạng. Tuổi thọ bình quân là 72,8 tuổi, nhưng tuổi thọ bình quân khoẻ mạnh rất thấp, chỉ 66 tuổi. Tỷ số chết mẹ, tỷ suất chết sơ sinh, tỷ suất chết trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn khá cao và có sự cách biệt giữa các vùng miền. Tình trạng thừa cân, béo phì có dấu hiệu gia tăng. Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục còn cao.

Thanh niên, vị thanh niên còn nhiều hạn chế kiến thức về hôn nhân, chăm sóc SKSS và tình trạng tảo hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai ngoài hôn nhân, tình trạng nạo phá thai, tình trạng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, ly hôn, ly thân sớm trong giới trẻ có chiều hướng gia tăng. Việc sử dụng chất gây nghiện và lạm dụng chất gây nghiện, lối sống ích kỷ, thực dụng, buông thả và các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, môi trường sống và áp lực của cuộc sống sinh hoạt đã dẫn tới tình trạng hạn chế về sức khỏe thể chất trong một bộ phận thanh niên, vị thành niên. Tình trạng nam, nữ thanh niên kết hôn cận huyết thống cũng để lại những hậu quả làm giảm chất lượng dân số về thể chất của các thế hệ tương lai.

Giảm dần sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế

Sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đang giảm dần. Kinh tế tăng trưởng nhanh, các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1220 USD năm 2010, vượt qua ngưỡng nước nghèo. Điều đó, cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam không còn được nhận nhiều vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi của quốc tế và các quốc gia trong những năm tới (từ năm 2010 trở về trước, hầu hết các phương tiện tránh thai khoảng 8,4 triệu USD/năm là do quốc tế viện trợ, từ năm 2008-2010, mức viện trợ giảm đi và đến nay chưa có dự án viện trợ phương tiện tránh thai được cam kết cho giai đoạn 2011-2015.

Đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ biến động lớn, đặc biệt là tuyến huyện, tuyến xã. Thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi trong quản lý, nhiều cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở các cấp còn hạn chế về năng lực chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác kế hoạch hoá trong đó việc dự báo, xây dựng kế hoạch từ dưới lên còn nhiều bất cập. Kinh phí dành cho chương trình còn thiếu với nhu cầu, nhiệm vụ được giao. Việc lồng ghép các yếu tố dân số trong hoạch địch chính sách và lập kế hoạch phát triển còn hạn chế.

Chính vì vậy, ngành DS-KHHGD đang nỗ lực đẩy mạnh thực hiện giảm tỷ lệ mức sinh và nâng cao chất lượng dân số. Trong năm 2011, ngành DS-KHHGD đã triển khai xây dựng khung mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng để hướng dẫn cho địa phương triển khai thực hiện thí điểm trong năm 2011; tiếp tục duy trì đề án can thiệp nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 18 tỉnh, thành phố đã triển khai và mở rộng tại 25 tỉnh mới có tỷ số giới tính khi sinh cao từ 110 trở lên. “Hoạt động truyền thông tại các tuyến tiếp tục được duy trì và tăng cường trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tại cộng đồng với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng”... TS. Dương Quốc Trọng- Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình nhấn mạnh.

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, Ngày Dân số thế giới năm 2011 sẽ được bắt đầu bằng các hoạt động truyền thông trên toàn cầu từ ngày 11/7 với những sự kiện chính quan trọng là: Công bố chiến dịch ngày Dân số Thế giới; 7 ngày đếm ngược đến thời điểm Thế giới tròn 7 tỷ người; Ngày Thế giới tròn 7 tỷ người; Công bố báo cáo toàn cầu về Tình trạng dân số Thế giới.

Với chủ đề “Thế giới 7 tỷ người”, các chủ đề và thông điệp mà Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) muốn các quốc gia trên toàn thế giới hướng tới bao gồm:

 1. Bảy tỷ người - mọi người quan tâm tới nhau

 Thông điệp: Mốc quan trọng mang tính chất toàn cầu này vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn.

 2. Đói nghèo và bất bình đẳng: Phá vỡ chu trình

 Thông điệp: Giảm đói nghèo và bất bình đẳng cũng góp phần làm chậm lại tốc độ tăng trưởng dân số.

 3. Phụ nữ và trẻ em gái: Trao quyền và tiến trình

 Thông điệp: Tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ trên tất cả các mặt trận.

 4. Thanh niên: Rèn luyện cho tương lai

 Thông điệp: Sung sức và mở rộng tầm tay đón công nghệ mới, nhóm dân số thanh niên lớn nhất và liên kết nhất trong lịch sử đang góp phần làm thay đổi nền chính trị và văn hóa toàn cầu.

 5. Sức khỏe sinh sản và các quyền trong sức khỏe sinh sản: Một số thực tế trong cuộc sống.

 Thông điệp: Đảm bảo rằng mỗi trẻ em sinh ra đều được mong đợi, mỗi ca sinh đẻ đều được an toàn, điều này giúp mang lại quy mô các gia đình nhỏ hơn và khỏe mạnh hơn.

 6. Môi trường: Hành tinh lành mạnh, con người sung sức

 Thông điệp: Cuộc sống của tất cả 7 tỷ người và cả những người sau này đều phụ thuộc vào sức khỏe của hành tinh mà chúng ta đang sinh sống.

 7. Già hóa dân số: Một thách thức chưa từng có

 Thông điệp: Tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao hơn dẫn tới một thách thức mới cho toàn thế giới: già hóa dân số.

 8. Đô thị hóa: Lập kế hoạch tăng trưởng

 Thông điệp: Hai tỷ người sẽ sinh ra trong tương lai sẽ sinh sống ở khu vực thành thị vì thế chúng ta cần lập kế hoạch cho họ từ bây giờ.

Thùy Dương

Đọc thêm

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao
Bộ Chính trị ngày 18/9 họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...