Mùa mía… đắng

Nhiều người lo ngại, do lượng hàng tồn kho lớn, thời tiết thuận lợi, thì vụ tới, mức giá mía vụ vừa qua sẽ bị lung lay và nguy cơ nông dân phá mía trồng sắn hiện hữu.


Năm nay, người trồng mía lại lâm vào cảnh trúng mùa rớt giá. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tính từ ngày 15/12/2010 đến 15/4/2011, cả nước đã sản xuất được 878.000 tấn, trong khi tiêu thụ trong 4 tháng đầu năm chỉ được hơn 469.000 tấn. Tính đến ngày 15/4, lượng đường tồn kho tại các nhà máy lên đến trên 524.000 tấn.

Thời điểm này, giá cả các mặt hàng đều đua nhau “leo thang”, chỉ riêng giá đường lội ngược dòng, nên bao nhiêu khó khăn dội lên đầu người trồng mía và các nhà máy đường. Ông Hà Hữu Phái, nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, trong quý II cũng chưa mong vực được giá, chỉ có thể hy vọng kìm chân cỗ xe đang tụt dốc.

“Nếu chặn được đường lậu từ Thái Lan thì còn có thể giữ được giá. Tại Châu Đốc hiện chỉ có 16.100 đồng/kg đường, TP.Hồ Chí Minh 16.500 đồng/kg, nhưng ở miền Bắc giá đường cao hơn,  17.000 – 18.000 đồng/kg. Giờ quan trọng nhất chặn đường lậu từ Thái Lan vào, các cơ quan chức năng phải cùng vào cuộc quyết liệt. Bởi đã có thời điểm 300-400 tấn đường thẩm lậu/ngày qua Lao Bảo, Cầu Treo…”, ông Phái nói.

Mùa mía… đắng ảnh 1

Ông Lê Quang Trưởng - Tổng giám đốc  Công ty cổ phần Đường Kon Tum cho hay: “Hiện tại, công ty tồn kho 12 nghìn tấn đường, quá nhiều không bán được. Thời điểm này mỗi ngày chỉ bán được 10 tấn,  vậy 12 nghìn tấn  trong 6 tháng còn lại (bắt đầu tháng 10 vào vụ mía đường mới) thì làm sao tiêu thụ hết. Trong khi vốn của công ty chủ yếu là đi va , mà lãi suất ngân hàng cao, cứ mở mắt ra là phải trả lãi rồi”.

 Theo lời ông Trưởng, với tình hình này, đến 31/12 năm nay công ty của ông cũng vẫn “khóc” vì không thể tiêu thụ hết số đường  đã sản xuất ra. “Bây giờ chúng tôi năn nỉ ngân hàng kéo dài thời gian cho vay tới vụ mía sau. Để đẩy mạnh đầu ra, chúng tôi  đã tung hết “quân” tham gia bán hàng. Ngày xưa mình ngồi tại chỗ, đại lý chở về rồi phân phối cho các tiểu lý (cơ sở bán lẻ) bán. Giờ, chúng tôi chở tới đại lý ký gửi. Đó là giải pháp tình thế, nhưng cái quyết định bây giờ là cung - cầu. Giờ thị trường đang “no” - kích sao được. Thêm nữa, ngành đường khó khăn do Vedan tự nhập khẩu 250.000 tấn mật chứ không nhập của các doanh  nghiệp trong nước nữa” – vị giám đốc than thở.

Ông Phái thông tin, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có văn bản kiến nghị hai Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giãn tiến độ nhập khẩu đường năm 2011 sang tháng 8/2011 hoặc chuyển sang vụ sau. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có biện pháp hỗ trợ vốn cho các nhà máy đường, như: tăng hạn mức cho vay theo yêu cầu sản xuất của nhà máy, đảm bảo tiêu thụ hết mía cho dân; áp dụng lãi suất ưu đãi tương ứng với lượng hàng tồn kho theo Chương trình bình ổn giá của Chính phủ; gia hạn có thời hạn đối với các khoản vay đến hạn mà các nhà máy chưa hoàn trả do hàng tồn kho chưa bán được. 

Vụ mía đường vừa qua, mặc dù giá đường giảm nhưng nông dân vùng mía không bị ảnh hưởng, bởi nông dân được bao tiêu sản phẩm, vào vụ các nhà máy vẫn phải ép hết. Thời điểm đó, các doanh nghiệp thu mua với giá 1,3 triệu đồng/tấn mía. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại, do lượng hàng tồn kho lớn, thời tiết thuận lợi, thì vụ tới, mức giá này sẽ bị lung lay và nguy cơ nông dân phá mía trồng sắn hiện hữu.

Mai Hoa

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Đọc thêm

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.

'Giải bài toán' để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ được 'vị thế sân nhà'

Bà Lê Việt Nga - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, doanh nghiệp (DN) phân phối thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngay trên “sân nhà”. Vậy làm thế nào để DN Việt có thể vươn lên, làm chủ thị trường? PLVN đã phỏng vấn TS. Lê Việt Nga, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Ứng dụng công nghệ cao, 'cú hích' của ngành nông nghiệp Sơn La

Trồng chè ứng dụng công nghệ cao ở Mộc Châu. (Ảnh trong bài: Quốc Định)
(PLVN) - Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng đi hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Với tiềm năng, thế mạnh lớn, tỉnh Sơn La xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, bằng những giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, nông nghiệp Sơn La đã bứt phá phát triển mạnh mẽ, trở thành “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.

Ngân hàng Nhà nước thông tin việc xử lý giá vàng 'vênh' cao

Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đơn vị này đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý hoạt động kinh doanh vàng phù hợp tình hình thực tiễn trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế...

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai"

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Đỗ Hương)
(PLVN) - Hôm qua (23/12), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (QLĐĐ&PCTT, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Yên Bái cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai".